Xăng thơm là gì? Nó có độc không

Xăng thơm là gì?

Xăng thơm là biến thể của xăng thường và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nó có độc không, đặc điểm của loại xăng này như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

Khái niệm xăng thơm là gì?

Xăng thơm là hợp chất hữu cơ tồn tại ở dạng lỏng trong suốt dễ bị thủy phân trong nước và tan chậm trong nước. Thành phần của nó là Butyl Acetate, ngoài tên gọi là xăng thơm thì nguyên liệu còn được gọi là xăng nhật với đặc trưng giống mùi chuối. Chính vì thế mà khi dùng mũi ngửi sẽ thấy đặc trưng như mùi chuối chín. Vì thế mà khi bạn muốn phát hiện loại xăng này thì cần dùng mũi ngửi trực tiếp là biết ngay.

Công thức hóa học của xăng thơm là C6H12O2, công thức cấu tạo là CH3COOCH2CH2CH2CH3.

Xăng thơm là gì?
Xăng thơm là gì?

Tính chất nổi bật của xăng thơm là gì?

  • Cân nặng mol: 116.16 g/mol
  • Hình thức: Chất lỏng không màu, mùi trái cây
  • Khối lượng riêng: 88 g/cm3, lỏng
  • Điểm tan chảy: -74 °C (199 K, -101°F)
  • Nhiệt độ sôi: 126 °C (399 K, 256°F)
  • Độ hòa tan: 0.7 g/100ml (ở 20.0 °C)
Tính chất của xăng thơm
Tính chất của xăng thơm

Sử dụng xăng thơm có độc không?

Xăng thơm như nhiều loại xăng khác có nhiều thành phần độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Hít phải trong thời gian ngắn ở nồng độ thấp thì không có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trừ những người có thể trạng nhạy cảm.

Trường hợp hít phải trong thời gian dài nồng độ cao thì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến những hiện tượng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn nghiêm trọng.

Xăng thơm khi tiếp xúc vào da có thể gây ra các hiện tượng đỏ ửng da, da khô.

Hơi xăng nhật bắn vào mắt có thể gây ra tình trạng đỏ mắt, khô mắt hay bọng mắt. Trường hợp xăng bắn vào mắt thì cần rửa ngay với nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Khi làm việc dầu chuối nên có đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe như gang tay, khẩu trang, kính mắt…

Đặc biệt không để loại hóa chất này gần những chất dễ cháy, vì có thể gây ra hiện tượng cháy nổ và gây mất an toàn cho sức khỏe.

Xăng thơm có tác gì với sản xuất và đời sống

Xăng thơm đang trở thành xu thế sử hiện nay trong cuộc sống con người và sản xuất. Trong đó phải kể đến một số ứng dụng như:

Sử dụng xăng thơm để pha loãng dung môi

Xăng thơm có thể sử dụng làm dung môi pha loãng hóa chất như sơn, mực in, keo với hiệu quả cao hơn các sản phẩm dung môi khác. Khi dùng xăng thơm pha loãng sơn hoặc sơn nước có thể hình thành lớp màng mịn và có độ sáng bóng tự nhiên. Đồng thời nâng cao hiệu quả chống ẩm tối ưu cho vị trí sơn.

Sử dụng xăng thơm làm chất tẩy

Xăng thông thường hay xăng thơm đều có thể sử dụng làm chất tẩy rửa mạnh giúp làm sạch vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, băng dính, keo 502, mảng bám khó tẩy rửa… Hơn nữa nguyên liệu này còn được sử dụng để vệ sinh công nghiệp trong các hộ gia đình.

Sử dụng xăng thơm trong chế tạo bật lửa

Xăng thơm được coi là một loại xăng sạch, không chỉ và không sử dụng dung môi công nghiệp. Chính vì thế nếu sử dụng dung môi này trong bật lửa sẽ không hình thành khói đen và an toàn cho sức khỏe.

Xăng thơm được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau
Xăng thơm được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau

Giá xăng thơm bao nhiêu tiền, mua xăng thơm ở đâu

Hiện tại xăng thơm được sử dụng ở nhiều lĩnh vực vì thế việc mua bán cũng khá phổ biến. Bạn có thể tìm mua xăng thơm với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/ lít và có thể thay đổi, chênh lệch thay đổi ở từng thời điểm cụ thể. Trường hợp muốn mua xăng thơm số lượng lớn bạn nên tìm đơn vị cung cấp trực tiếp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Thêm vào đó khi mua xăng thơm cần kiểm tra kỹ chất lượng xăng thơm. Bởi có thể bị pha loãng nhiều lần để bán khiến chất lượng xăng thơm không được đảm bảo gây ảnh hưởng đến công việc. Tốt nhất bạn nên tìm địa chỉ uy tín mua xăng chất lượng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn biết về xăng thơm cũng như ứng dụng của xăng thơm trong cuộc sống. Mong rằng các bạn sẽ biết bảo quản, sử dụng xăng thơm đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, công việc.

Xem thêm: Tài nguyên thiên nhiên là gì?