Van cầu là gì? Là cụm từ được tìm kiếm nhiều trên các trang tìm kiếm phổ biến hiện nay. Vậy khái niệm chính xác của loại van này là gì? Nó có cấu tạo và nguyên lý hoạt động, ứng dụng như thế nào? Có những loại van nào tại THP? Cách lắp đặt và việc chọn lựa van sao cho chính xác? Dù bạn đã có kiến thức cơ bản về dòng van này, nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn. Hãy tham khảo ngay bài viết do các chuyên gia cung cấp dưới đây để nắm bắt đầy đủ thông tin nhất nhé!

Tìm hiểu chung về van cầu

Van cầu Van cầu có tên tiếng Anh là Globel valve. Van được dùng trong việc điều chỉnh dòng chảy trong đường ống dẫn. Nó có vai trò để kiểm soát. Hay ngăn chặn dòng chất lỏng hay khí đi qua đường ống dẫn. 

Với thiết kế theo hình cầu có 2 nữa thân van được ngăn chặn bởi 1 bộ phận kiểm soát dòng chảy bên trong thân van. Nên nó được lấy tên là Van cầu. Van còn được biết với cái tên gọi khác như: van cầu hơi, van cầu yên ngựa, van cầu chữ ngã,… Bởi vì tính chất sử dụng cũng hình dáng nên người ta đã gọi như vậy. 

Van cầu cũng có đa dạng các kiểu kết nối như: van cầu kết nối ren. Và van cầu nối mặt bích dạng tay quay. Đây cũng là loại van không thể thiếu trong hệ thống lò hơi áp suất hay đường ống hơi. 

Cấu tạo của van cầu

Van cầu

Van đã thiết kế với 5 bộ phận chính đó là:

Thân van

Đây là bộ phận nằm bên ngoài của van. Và cũng chính là nơi chịu lực chính. Bộ phận này sẽ giúp bảo vệ và chứa tất cả các chi tiết của van. Vì thế, nên giá thành của sản phẩm sẽ có sự chênh lệch nhau lớn. Là bởi vì vật liệu chế tạo nên thân van. Hiện nay trên thị trường đang sử dụng nhiều nhất chính là thân van 2 cổng với cổng vào. Và cổng ra được thiết kế cấu tạo đối diện nhau.

Nắp van

Nắp van cũng là bộ phận nằm trên thân van và được liên kết với nhau thông qua đường ren. Với chức năng là đậy van lại và giữ cố định các bộ phận khác. Bên cạnh đó, nắp van cũng dó chức năng ngăn không cho lưu chất tràn ngược ra ngoài. Bộ phận này được làm từ các hợp kim chịu lực và chịu nhiệt như: inox, thép, gang.

Đĩa van

Bộ phận này giống như cánh cửa dùng để đóng – mở van dưới sự tác động trực tiếp từ trục van. Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất của van. Đĩa van được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng có 2 dạng được dùng nhiều nhất chính là hình côn và nút chai. 

Bộ phận này cũng được chế tạo từ chất liệu hợp kim có khả năng chống ăn mòn cao như: inox X20 Cr13, A105 Cr13,….

Trục van

Đây là bộ phận dùng để liên kết trực tiếp với phần vô lăng và đĩa van. Trên trục sẽ có phần ren. Khi chúng ta sử dụng vô lăng để thực hiện việc làm trục xoay sẽ thông qua bộ ren giữa trục van và tay vặn.

Bạc trục cũng là bộ phận dùng để đỡ trực và sẽ có ren bên trong. Phía dưới bạc trục cũng có thêm lớp gioăng cao su. Nhằm đảm bảo độ kín và tránh làm rò rỉ môi chất ra bên ngoài. Bởi vì trục là thiết bị chuyền động dạng xoắn. Nên thường được làm từ các hợp kim cứng. Và có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao.

Gioăng làm kín

Bộ phận này có van trò làm kín bộ phận của van và chống rò rỉ môi chất ra bên ngoài. Nó cũng được làm từ những vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Cần thường xuyên kiểm tra gioăng để đảm bảo van cầu luôn hoạt động ổn định.

Nguyên lý hoạt động

Van cầu

Van cầu vận hành được nhờ vào hệ thống truyền động bao gồm tay quay – trục van  – đĩa van.

Khi đĩa van ở trạng thái bịt kín vách ngăn giữa 2 nữa trong thân van thì lúc đó van sẽ ở vị trí đóng.

Còn khi chúng ta điều khiển tay quay khiến cho bộ phận đĩa van di chuyển ra khỏi vị trí vách ngăn. Từ đó, dòng lưu chất sẽ đi qua khoảng trống ở trên vách ngăn thì lúc này van cầu đang ở trạng thái mở.

Ứng dụng van cầu trong đời sống

Ứng dụng phổ biến nhất của dòng van này chính là khả năng kiểm soát dòng lưu chất tiêu chuẩn. Chúng được sử dụng rất nhiều trong các ngành nghề công nghệ tự động hóa hay tự động trong hệ HVAC. 

Bên cạnh đó, van còn có thể gắn kèm cùng với bộ phận truyền động bằng khí nén hay điện thay thế cho bộ phận tay quay vô lăng. Và chúng sẽ được gọi với tên gọi khác là van cầu điều khiển điện và van cầu điều khiển khí nén.

Các ứng dụng phổ biến trong hệ thống công nghiệp hiện nay có thể kể đến như:

  • Hệ thống dấu khí nhiên liệu tự nhiên
  • Sử dụng cho hệ đường ống cần độ an toàn, đóng kín và hệ hơi.
  • Sử dụng cho hệ thống hóa học, cấp nước, thoát nước, thực phẩm,…
  • Sử dụng cho hệ thống đường ống nồi hơi, lò hơi,…

Các loại van cầu tiêu biểu tại Tuấn Hưng Phát

Ở kho hàng của Tuấn Hưng Phát có rất nhiểu loại van cầu có chất liệu và kiểu kết nối khác nhau để bạn lựa chọn. Cụ thể là:

Van cầu gang

Van cầu

Đây là loại van có khả năng chịu mài mòn tốt và tính hấp thụ tiếng ồn tuyệt vời. Đồng thời, vật liệu gang cũng có giá thành rẻ hơn với các vật liệu kim loại khác. Do đó, van đã và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Van cầu gang thường được sử dụng nhiều cho hệ thống dẫn dầu, khí và nước thải.

Van cầu inox

Van cầu

Van cầu làm từ chất liệu inox có giá thành khá cao và thường chỉ ứng dụng trong các môi trường có yêu cầu cao về khả năng chịu lực tốt, chống bám dính và có độ bền cao. Nhất là dòng van này còn có khả năng chống va đập tốt và khắc phục tối đa tính giòn từ vật liệu gang.

Van cầu đồng

Van cầu

Thiết bị này cũng gần tương tự như loại van cầu inox. Tuy nhiên dòng van cầu đồng này thường sử dụng cho những loại van có kích thước nhỏ. Bởi lẽ vật liệu này có tính đúc tốt và khả năng chống van đập cũng như độ bền cao. Thêm vào đó, đối với những dòng van có kết nối ren thì loại van cầu làm từ chất liệu gang rất khó để đảm bảo yều cầu về kỹ thuật.

Van cầu thép

Van cầu

Loại vật liệu này thường được dùng nhiều cho hệ thống chịu áp lực lớn, nhờ đặc tính cứng và bền của thép. Thế nhưng, tính đúc của thép cũng không dễ giống như loại van cầu đồng và gang. Bởi vậy nên không có quá nhiều nhà sản xuất đã sản xuất dòng van cầu thép.

Van cầu tay quay

Là dòng van cầu cơ được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Nó có đầy đủ các size từ lớn đến nhỏ, đa dạng về chất liệu và cổng kết nối, van thường được sử dụng cho các nhà máy chất lỏng, hơi, khí nén, thương mại môi chất.v.v

Van cầu điện

Sử dụng điện áp sẵn có để điều khiển đóng mở van từ xa, dòng van này thích hợp sử dụng để dẫn các dòng chảy như: Nước sạch, nước thải, sử dụng van ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, mưa, bụi.

Van cầu khí nén

Về cơ bản thì không khác gì so với điện, thiết bi sử dụng nguồn khí nén cho việc đóng mở nhanh hơn chỉ khoảng từ 1-2s, không sử dụng động cơ nên van gần như làn chống cháy, nổ cực tốt. Thích hợp sử dụng cho các môi trường dễ cháy như: Dẫn xăng dầu, hóa chất, dầu hỏa, khí đốt.v.v

Van cầu mặt bích

Van cầu

Đối với loại van cầu mặt bích này thường rất dễ lắp đặt và tháo ra khỏi hệ thống khi cần bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Để đảm bảo được độ kín, người ta sẽ sử dụng gioăng cao su ở giữa 2 mặt bích với chất liệu có thể là kim  loại hoặc phi kim loại hay là sự kết hợp từ 2 thành phần. 

Việc lựa chọn gioăng làm kín phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, áp lực làm việc từ dòng lưu chất cùng điều kiện làm việc của van. Với chất liệu đồng hay gang, mặt bích thường làm mặt trơn, phẳng. Còn với loại van thép sẽ có thêm rãnh để ép các vòng gasket kín hóa chất (có một vài loại sẽ tạo thành 1 vòng mặt lồi để tạo ra bề mặt tiếp xúc kín. 

Với dòng van cầu mặt bích được được sử dụng cho hệ thống đường ống từ vừa đến lớn (từ DN40 trở lên).

Van cầu kết nối ren trong

Van cầu

Với kiểu kết nối này thì van ren bên trong với ống đó là ren ngoài. Kiểu lắp ghép ren này thường chỉ được dùng cho những đường ống có đường kính dưới 150mm. Ren được dùng thường sẽ là ren ống song song hay ren thang. Và kiểu kết nối thường được thiết kế với loại van inox hoặc đồng với kích thích từ DN15 – DN100.

Vân cầu kết nối hàn

Trong trường hợp này, điểm kết nối của van sẽ được vát nghiêng giống như phần đầu ống kết nối đã được vát bằng máy. Nó sẽ tạo nên một mối hàn hoàn chỉnh khi hàn ống với van cầu. Thông thường thì kiểu kết nối này thường chỉ dùng van thép và ứng dụng cho các hệ thống nhiệt độ, áp suất cao hay nơi yêu cầu sử dụng lâu dài.

Cách lựa chọn van cầu chính xác

Van cầu

Dựa vao các ứng dụng cơ bản mà van cầu đã mang đến. Chúng ta cần phải lựa chọn chính xác van cầu từ ngay giai đoạn thiết kế cơ bản hay giai đoạn tạo Spec (đối với những dự án công trình kỹ thuật hay dự án công nghiệp). Sau khi đã lựa chọn van cầu, để mua đúng chủng loại chúng ta cần phải nắm bắt cụ thể những tiêu chí sau đây:

Vị trí lắp đặt

Vị trí lắp đặt sẽ cho chúng ta biết chính xác nên lựa chọn bộ điều khiển nào cho phù hợp. Vị trí khai thác ở bên ngoài công trình hay bên trong và môi trường làm việc có gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành không.

Phương pháp vận hành

Đối với phương pháp vận hành sẽ được chia thành 2 kiểu là vận hành bằng tay và vận hành tự động. Với vận hành bằng tay sẽ sử dụng bộ tay quay. Còn vận hành tự động sẽ có bộ điều khiển khí nén, điều khiển điện tuyến tính, điều khiển điện từ.

Tiêu chuẩn áp dụng trên hệ thống

Nếu như van cùng với hệ thống đường ống dẫn không có cùng tiêu chuẩn giống nhau thì sẽ không thể kết nối được với nhau. Vì lý do đó, các nhà sản xuất sẽ sản xuất trên cùng một thân van, nhưng sẽ có bộ phận kết nối được áp dụng theo nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.

Nhiệt độ và áp suất của dòng lưu chất

Để đảm bảo van an toàn và không có hiện tượng bị nứt, vỡ, nổ hay biến dạng và cần xác định được áp suất, nhiệt độ tối đa hay nhiệt độ tối thiểu.

Kích thước đường ống và kiểu kết nối

Kích thước cùng kiểu kết nối chính thông số cuối cùng bạn cần biết để lựa chọn dòng van cầu phù hợp. Những thông số này sẽ phụ thuộc vào kích thước của đường ống cũng như kiểu kết nối với ống.

Hướng dẫn cách lắp đặt van cầu chuẩn chỉnh

Để van có thể vận hành bền bỉ trong thời gian dài, nhất là với những hệ thống có nhiệt độ và áp lực lớn, nhà sản xuất hay đơn vi cung ứng luôn khuyến cáo cần thực hiện đúng quy trình lắp đặt đúng cách.

Trước khi tiến hành lắp đặt van cần phải xác định rõ hướng chảy. Với những loại van mà bộ phận đĩa không cố định với trục thì nhất thiết hướng tay của van phải đặt lên trên.

  • Đối với van kết nối ren: Cần đảm bảo bước ren và chủng loại phải giống nhau.
  • Đối với van kết nối hàn: Cần chuẩn bị dụng cụ, máy hạn và vật liệu. 

Quá trình lắp đặt ở công trường

Bước 1: Làm sạch các bụi bẩn, mảnh vụn hay tạp chất có trong van. Lau sạch bề mặt chỗ tiếp xúc với đường ống, mối nối trước khi lắp đặt. Và cần phải đảm bảo van không có hơi ẩm hay nước.

Bước 2: Siết nhẹ lần lượt các bulong kết nối giữa phần van cùng với mặt bích đường ống. Sau đó sẽ tăng dần độ siết lên để đảm bảo độ chắc chắn và không xảy ra hiện tượng bị rò rỉ mặt kết nối. Tiếp đến sẽ thực hiện nối ren – kết nối ren hay hàn – kết nối hàn socket hoặc hàn đối đầu.

Bước 3: Kiểm tra khả năng chống rò rỉ của van bằng cách gia tăng áp suất dần đến mức tối đa và giảm mực nhiệt độ dòng môi chất nếu cần. Quy trình kiểm tra sẽ phụ thuộc vào mỗi chủ đầu tư, nhà thấu hay nhà máy.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã đưa ra sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về dòng van cầu này. Từ đó sẽ lựa chọn được một dòng van phù hợp với hệ thống của mình.