Trọng lượng là gì? Công thức và Đơn vị đo trọng lượng là gì?

Trọng lượng là gì? Là một trong những kiến thức được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Vì thế trong bài viết này Tuấn Hưng Phát đã tổng hợp lại những thông tin hữu ích về trọng lượng, đơn vị đo, công thức tính như thế nào để mọi người cùng theo dõi nhé.

Tổng quan về trọng lượng là gì?

Trọng lượng là sức nặng của một vật cụ thể nào đó được thể hiện bằng giá trị đo trên lò hay lực kế lò xo. Nó là đặc trưng cho lực nén của vật nên trên mặt sàn hay lực căng do vật gây nên lên lò xo của lực kế khi vật được treo vào. Trong khoa học thì trọng lượng là lực có lực hấp dẫn tác động lên vật đó được ký hiệu là W.

Đơn giản hơn thì trọng lượng là cường độ của trọng lực tác động lên vật và tùy thuộc vào khối lượng vật cùng gia tốc trọng trường.

Đơn vị đo trọng lượng ký hiệu như thế nào?

Theo thống kê của đơn vị đo lường SI thì trọng lượng có đơn vị đo là Newton ký hiệu là chữ N. Đây là ký hiệu được lấy tên từ tên của Isaac Newton – nhà vật lý người Anh vĩ đại của thế giới.

Công thức tính trọng lượng

Trọng lượng có công thức tính theo khối lượng. Là mối liên hệ giữa công thức trọng lượng và khối lượng. Cụ thể là: P = m.g

Trong đó:

  • P là trọng lượng, đơn vị đo lường là N (Newton (đơn vị))
  • m là khối lượng của vật thể, đơn vị là kg (kilogram)
  • g: gia tốc trọng trường

Trong quá trình tính toán nếu muốn tính trọng lượng chính xác nhất thì bạn cần biết được khối lượng của vật thể. Gia tốc g, và theo quy ước thì gia tốc  có giá trị cụ thể là  9.81m/s2. Trên thực tế thì gia tốc của trọng trường sẽ thay đổi phụ thuộc vào những vị trí khác nhau như trái đất. Mỗi độ cao khác nhau thì lực hút luôn khác nhau, vì thế trọng lượng cũng thay đổi theo.

Đơn cử như tính toán trọng lượng của máy bay có khối lượng là 2000kg. Ở vị trí máy bay đứng yên tại sân bay thì gia tốc giữ nguyên là  9.81m/s2. Nhưng khi máy bay lên trời với độ cao khác nhau thì gia tốc trọng trường cũng có giá trị khác nhau. Khi đó trọng lượng cũng có giá trị khác nhau.

Trọng lượng và khối lượng có khác nhau không?

Trọng lượng và khối lượng khác nhau, điều này thể hiện chi tiết nhất trọng khái niệm của trọng lượng và khối lượng.

Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác động lên vật cụ thể và phụ thuộc vào khối lượng, gia tốc trọng trường.

Khối lượng là vật chỉ tính chất của vật . Dù trong điều kiện môi trường chân không, môi trường khí hay môi trường nào thì khối lượng của vật thể không thay đổi.

Trọng lượng có thể biến đổi phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc của vật. Xét trên một vật nào đó thì khối lượng cố định, trọng lượng sẽ phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tác động vào vật thể.

Tìm hiểu về trọng lượng riêng là gì?

Khái niệm

Trọng lượng riêng là đại lượng biểu thị mối quan hệ của trọng lượng và thể tích. Trọng lượng riêng của một vật chính là trọng lượng của 1m3 thể tích của vật đó. Đơn vị đo lường của trọng lượng riêng là N/m3.

Công thức tính trọng lượng riêng chính xác nhất

Theo đó công thức tính trọng lượng riêng của vật được tính theo công thức như sau: d = P/V

Trong đó:

  • d là trọng lượng riêng, tính theo đơn vị N/m3
  • P là trọng lượng có đơn vị Newton (N).
  • V là thế tích tính theo đơn vị m3

Xác định trọng lượng riêng thế nào đơn giản nhất

Nếu bạn muốn xác định được trọng lượng riêng của một vật cần căn cứ vào đại lượng phụ thuộc vào trọng lượng và thể tích. Cụ thể hơn tính trọng lượng riêng của một quả cân 100g thì cần xác định các yếu tố sau:

Quả cân 100g cần tính trọng lượng riêng của quả cân đó. Thì bạn cần sử dụng một bình chia định mức 250cm3. Miệng bình  chia rộng cho vừa quả cân vào bên trong. Trong bình có sẵn 10m3 nước, tiếp theo sử dụng một lực kế có giới hạn đo khoảng 2.5 newton.

Đầu tiên cần làm một lực kế để đo trọng lượng quả cân, bằng cách sử dụng sợi dây chỉ buộc nối quả cân và lực kế với nhau. Khi đo xong sẽ biết được trọng lượng quả cân là bao nhiêu.

Tiếp đó bắt đầu đo thể tích quả cân, cho quả cân vào bình chia định mức đã chuẩn bị sẵn 10cm3 trong đó, quan sát xem mực nước dâng lên bao nhiêu so với ban đầu. Rồi trừ đo số nước đã có sẵn trong bình và tính được thể tích của quản cân. Đơn vị đo thể tích theo cm3.

Cuối cùng áp dụng công thức tính trọng lượng riêng đã nêu trên là được trọng lượng riêng của quả cân đó.

Đến đây có lẽ mọi người đã biết được trọng lượng là gì, đơn vị và công thức trọng lượng thế nào rồi đúng không? Hiện công thức này vẫn đang được áp dụng phổ biến trong công việc, cuộc sống và học hành nên hãy ghi nhớ thông tin của chúng tôi nhé.