Chất thải rắn là gì? Khái niệm và nguồn gốc phát sinh

Chất thải rắn là gì?

Trong số các chất thải mà con người phát sinh ra hàng ngày thì chất thải rắn luôn khó xử lý nhất. Chúng được phân loại riêng và có những cách xử lý hoàn toàn khác nhau. Để xác định được đúng nguồn chất thải, phân loại và xử lý đúng cách tránh gây ô nhiễm môi trường, mời các bạn tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Giới thiệu về chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là tổng hợp của nhiều loại chất thải với thành phần khác nhau, chúng được phân thành các nhóm cơ bản sau:

Chất thải có thể cháy được như dạng chất dẻo, cao su, giấy và thực phẩm gỗ, cỏ.

Chất thải không cháy được như sứ, kim loại, sắt và thủy tinh…

Chất thải tổng hợp gồm đất, tóc và đá cuội

Nguồn phát sinh chất thải rắn từ đâu?

Chất thải rắn có nhiều nguồn gốc khác nhau, bao gồm cả những nguồn thải do con người hình thành trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chất thải phát sinh từ môi trường trường học, bệnh viện, chợ dân sinh… Đặc biệt nguồn chất thải lớn nhất từ các khu công nghiệp, xí nghiệp sản xuất.

Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là gì?

Các loại chất thải rắn được phân loại như thế nào?

Tương tự như nhiều loại chất thải rắn khác, thì chất thải rắn cũng cần phân loại để tiện hơn cho quy trình xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường. Phân loại gồm 6 nhóm cơ bản sau:

Nguồn chất thải từ quá trình sinh hoạt của con người

Đây cũng là dạng chất thải rắn phổ biến ra môi trường hiện nay trong quy trình sinh hoạt của con người. Bao gồm:

Chất thải từ hộ gia đình phát tán ra với chất thải từ thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy… Ngoài ra còn có các vật chất vô cơ như thủy tinh, chai nhựa, vải, cao su…

Chất thải dịch vụ của các cơ sở công cộng khác như chất thải rắn, chất thải nguy hại hoặc nguồn chất thải khó bị phân hủy, thối rữa như nhựa, gốm sứ, chai lọ thủy tinh, sỏi, đá…

Nguồn chất thải rắn từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Đây là nguồn chất thải từ hoạt động sản xuất dưới dạng phế liệu, phế phẩm của các ngành sản xuất cơ khí, may mặc, sản xuất lương thực thực phẩm.

Chất thải rắn thông thường có độ nguy hại thấp hơn, chỉ cần dọn dẹp, phân loại tái sử dụng cẩn thận là được.

Còn các chất thải rắn nguy hại có độc tính cao, gây ngộ độc, cháy nổ và tác động xấu đến môi trường, con người và động vật cần được phân loại xử lý kịp thời.

Nguồn chất thải từ nông nghiệp

Trong quá trình sinh hoạt nông nghiệp thì chất thải rắn lại được chia thành nhiều hạng mục khác nhau như:

Nguồn chất thải trong hoạt động chăn nuôi như kim tiêm, vỏ chai nhựa đựng thuốc thú y, thức ăn gia súc bị thừa…

Chất thải từ hoạt động trồng trọt gồm các loại thuốc trừ sâu, vỏ thuốc và các loại rơm rạ, lõi ngô…

Chất thải từ ngành y tế

Chất thải từ ngành y tế được xả thải ra môi trường với các quá trình hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân bao gồm các chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại.

Nguồn chất thải từ hoạt động xây dựng

Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được xả thải ra ngoài môi trường hình thành từ hoạt động xây dựng, cải tạo, phá dỡ các hạng mục cũ, mới xây. Các chất thải này đều khó phân hủy như dạng gạch, đá, bê tông và sành sứ…

Chất thải từ đô thị

Đây là nguồn chất thải được con người vứt ra trong hoạt động sinh hoạt, quản lý, kinh doanh đô thị. Hiện tại nguồn chất thải từ hoạt động này vẫn chưa được siết chặt và việc quản lý cảnh quan đô thị cũng đang xuống cấp, gây ra nhiều ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như môi trường sống.

Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là gì?

Biện pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả nhất hiện nay

Phương pháp xử lý chất thải sinh học

Chất thải được xử lý bằng phương pháp ủ sinh học với chất hữu cơ không độc hại qua quá trình ban đầu là khử nước. Sau đó là xử lý tới khi chúng thành xốp và ẩm được tận dụng để trồng cây hoặc làm phân bón. Độ ẩm và nhiệt độ luôn được kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình xử lý để đạt được hiệu quả ủ sinh học tối ưu nhất.

Quá trình này được hình thành với tác động của quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ với sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và những hợp chất hữu cơ bền vững khác lignin, sợi, xenlulo…

Tái chế lại các chất thải rắn để sử dụng.

Tái chế chất thải rắn để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau là cách đơn giản nhất giúp thúc đẩy công nghiệp phát triển. Đảm bảo có thể giảm thiểu được việc sử dụng tài nguyên quốc gia.

Ở thị trường Việt Nam phương pháp tái chế đã được áp dụng có hiệu quả cao nhưng vẫn có nhiều rủi ro. Bởi các công nghệ tái chế đã cũ, lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém, quy mô sản xuất nhỏ nên tình trạng ô nhiễm cục bộ còn diễn ra.

Bên cạnh đó tái chế chất thải ở Việt Nam hiện chưa được quản lý chặt chẽ và có hệ thống mà hoàn toàn là hoạt động tự phát.

Xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt

Việt xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là cách sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa các chất thải, phế liệu từ dạng rắn sang dạng lỏng và dạng khí. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt với nguồn chất thải rắn công nghiệp và nguồn chất thải rắn y tế.

Đồng thời việc xử lý nguồn khói thải hình thành từ quá trình đốt nhiên liệu cũng đang được quan tâm nhiều hơn. Hiện phương pháp còn phụ thuộc vào thành phần khí thải để có thể lựa chọn ra các phương pháp xử lý tốt nhất như phương pháp hóa học, hóa lý hay cơ học…

Như vậy thì chất thải rắn được xem là một nguồn rác thải lớn có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người hiện nay. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể nâng cao ý thức để phân loại và xử lý rác thải đúng cách nhằm giảm thiểu tình hình ô nhiễm môi trường hiện tại. ĐỒng thời đóng góp công sức giảm thiểu rác thải rắn xả thải ra môi trường nói riêng. Cùng xây dựng và bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt hơn mỗi ngày đó nhé.

Xem thêm: Trọng lượng là gì?