Nước cứng là gì? Cách nhận biết nước cứng

Khái niệm nước cứng?

Nước cứng là một loại nước sẽ mang lại nhiều rắc rối với đời sống sinh hoạt của con người, cũng như gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy bạn đã biết nước cứng là gì? Nguyên nhân gây nước cứng và cách làm mềm nước cứng như thế nào? Cùng theo dõi thông tin dưới đây để có lời giải đáp nhé.

Nước cứng là nước có hàm lượng Ca2+(Canxi) và Mg2+ (Magie) cao vượt quá ngưỡng cho phép. Tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+  là đặc trưng của nước cứng. Nếu hàm lượng Mg2+ nhiều thì nước có nhiều vị đắng hơn. Và hiện tại nước cứng được chia thành các loại sau:

Nước cứng tạm thời

Nước cứng tạm thời là nước có hàm lượng Ca(CO3)2 và Mg(HCO3)2 chứa Ca2+, Mg2+, HCO3- gây ra nước cứng nghiêm trọng nhất. Thông thường nước cứng tạm thời khi đun sôi sẽ không còn độ cứng do muối hidrocacbonat bị phân hủy thành muối không tan.

Cách làm mềm nước cứng tạm thời là mọi người có thể dùng NaOH, Ca(OH)2 , Na2CO3, Na3 PO4 bổ sung vào trong nước và làm kết tủa hợp chất trong nước, sau đó lọc cặn đi là xong.

Nước cứng thành phần

Nước cứng thành phần có hàm lượng muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.

Nước cứng vĩnh cửu

Nước cứng vĩnh cửu là mẫu nước không thể khắc phục đơn giản bằng cách đun sôi do độ cứng vĩnh cửu được hình thành từ MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Loại nước này không bị đóng cặn kết tủa khi đun sôi nên cách làm mềm nước duy nhất đó là dùng phương pháp hóa học để xử lý.

Nước cứng nhận biết bằng các cách nào?

Nước cứng khi đun lên sẽ có cặn bám lại trong thành nồi hoặc đáy nồi.

Nếu trường hợp thấy vòi nước, vòi hoa sen nhà bạn có tình trạng rỉ sét hoặc có màu trắng bám trên lỗ thoát nước thì đó là do nước cứng hình thành nên.

Sử dụng xà phòng nhận biết nước cứng. Chỉ cần quan sát quần áo hàng ngày mà ít bọt và giặt xong thấy quần áo có bám cặn trắng thì là nước nhà bạn sử dụng sinh hoạt đang là nước cứng.

Nước cứng hình thành do nguyên nhân chính nào?

Nước cứng có độ cứng cao do các thành phần chính trong nước là Mg2+, Ca2+ gây ra. Mà các thành phần này chủ yếu được hình thành trên các lớp trầm tích của đá vôi sau đó chảy theo dòng nước.

Nước trong ao hồ, sông suối cũng có thể bị nhiễm độ cứng do là nguồn tiếp nhận các nguồn nước ở vùng cao đổ xuống.

Khi xử lý nguồn nước ngầm để cung cấp cho mục đích sinh hoạt của con người nhiều khu vực đã xử lý nước cứng nhưng không triệt để. Vì thế đã để lại nhiều thành phần nước cứng lẫn vào nguồn nước và di chuyển đến nhiều vị trí sử dụng, tiếp nhận.

Nước cứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường

Với sức khỏe con người

Nước cứng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô da, khi con người sử dụng nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Hơn nữa nước cứng còn đi vào cơ thể và bị phân hủy tạo thành hàm lượng muối cacbonat kết tủa Ca(HCO3)2 . Vì thế chúng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc động mạch, tĩnh mạch và gây nguy hiểm cao nhất đến sức khỏe con người.

Trong đời sống con người

Với các đồ dùng trong nhà thì khi sử dụng nguồn nước cứng sẽ hình thành bám cặn, gây hư hỏng thiết bị trong nhà.

Không những thế nước cứng cũng là nguyên nhân gây giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, giảm tác dụng của chất tẩy rửa do tạo muối không tan.

Ngoài ra lớp CaCO3 được tạo ra do nước cứng còn tạo thành một lớp cách nhiệt dưới đáy nồi, làm giảm dẫn truyền nhiệt và tiêu hao điện năng cho người sử dụng.

Ảnh hưởng đến môi trường sản xuất công nghiệp

Nếu độ cứng vượt quá mức giới hạn cho phép thì một số ngành công nghiệp không thể sử dụng nguồn nước vào sản xuất nước. Khi đó cần tiến hành làm mềm nước trước khi đưa vào sản xuất.

Nước cứng được sử dụng liên tục trong nhà máy có thể gây hư hỏng thiết bị công nghiệp. Đặc biệt là các thiết bị nồi hơi, thiết bị lạnh. Làm cản trở các thiết bị đun nấu, giảm lưu thông đường ống và gây áp lực lớn làm nổi nồi hơi nghiêm trọng nhất.

Các biện pháp xử lý nước cứng đơn giản nhất

Nước cứng xử lý bằng hóa chất. Cách làm này sẽ pha hóa chất khác nhau vào nước cứng nhằm kết hợp với các ion có thể dễ dàng trao đổi hóa học với các hợp chất Ca2+ và các Mg2+  để tạo thành chất không tan trong nước và lấy ra bằng phương pháp lọc.

Xử lý nước cứng bằng cách sử dụng hạt nhựa trao đổi. Các hạt nhựa trao đổi ion phải là các hạt không tan có chứa ion trao đổi với Ca2+ và Mg2+ từ đó làm mềm nước hiệu quả nhất.

Xử lý nước cứng bằng phương pháp nhiệt. Chỉ cần đun sôi nước, chưng nước cứng để muối hidrocacbonnat tạo thành muối không tan bám lên thành vật dụng là được. Tuy nhiên cách làm này không có hiệu quả cao và chỉ xử lý nước cứng tạm thời thôi.

Kết hợp nhiều phương pháp xử lý nước cứng. Cách làm này là kết hợp từ 2-3 phương pháp hạt nhựa, hóa chất, phương pháp nhựa, phương pháp sử dụng hóa chất, phương pháp nhựa để nâng cao hiệu quả xử lý nước cứng tốt nhất. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này có thể gây tốn kém kinh phí.

Phương pháp làm mềm nước cứng

Làm mềm nước cứng bằng phương pháp lưu động liên tục hoặc bơm tuần hoàn nước. Tuy cách làm này còn chậm nhưng lại có hiệu quả cao và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

Đun sôi nước sẽ làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả, đơn giản có thể áp dụng tại nhà.

Chưng cất nước là phương pháp sử dụng nước tinh khiết hoàn toàn, như thế sẽ đảm bảo hiệu quả công việc cũng như sức khỏe người dùng nước.

Sử dụng phần mềm lọc nước RO thẩm thấu ngược. Công nghệ lọc nước RO còn cho phép loại bỏ hoàn toàn các chất hòa tan trong nước, chất không tan trong nước đảm bảo cho người dùng nguồn nước trong sạch nhất.

Làm mềm nước dựa vào phương pháp trao đổi ion. Phương pháp này sẽ giúp làm mềm nước cứng hiệu quả nhất, đồng thời cũng dễ áp dụng bởi giá thành và chi phí vận hành không tốn kém.

Với bản chất nước cứng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, và lại xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế các bạn nên nắm vững thông tin về nước cứng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe, đồ dùng và quy trình sản xuất của con người hiệu quả nhất.

Xem thêm: Trọng lượng là gì?