Mức xử phạt ăn trộm nước

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng có nhiều thủ thuật tinh vi để ăn trộm nước nhằm qua mắt các cơ quan chức năng. Đây cũng là vấn đề nhức nhối, nhận được sự quan tâm của không ít người. Do đó để khắc phục, ngăn chặn tình trạng này pháp luật Việt Nam đã đưa ra các mức xử phạt ăn trộm nước. Chi tiết cụ thể chúng tôi đã tổng hợp ngay bên dưới.

Các thủ thuật ăn trộm nước

Như chúng ta đã biết, với cả 2 loại đồng hồ nước dạng cơ và dạng điện tử đều có những mánh khóe riêng để ăn trộm nước bằng cách làm đồng hồ quay chậm hoặc ngừng quay. Dưới đây là một số thủ thuật thường gặp:

  • Tháo rời đồng hồ dạng cơ, dùng 1 sợi dây kim loại nhỏ và luồn vào bên trong ống để cố định cánh quạt. Mục đích làm nó không quay khi có nước đi qua và khi đó các thông số trên mặt đồng hồ cũng sẽ không dịch chuyển.
  • Tháo rời mặt hiển thị dùng một sợi dây kim loại nhỏ luồn qua dãy số đếm hoặc trục quay để làm kẹt, không cho quay bộ đếm và nước vẫn đi qua đồng hồ được.
  • Dùng 1 cục nam châm có lực hút tương đối đặt lên trên bề mặt của mặt hiển thị đồng hồ đo nước để tác động lên đĩa quay bên trong. Kết quả từ tính của nam châm sẽ làm đĩa quay quay chậm hoặc không quay.
  • Dùng 1 lọ keo mềm đổ vào mặt bên trong của đồng hồ nước để làm chậm hoặc làm ngừng quay do mắc kẹt trục quay, bộ đếm số của đồng hồ.
  • Tiến hành đào hoặc chế tạo thêm một đường ống phụ từ đường ống chính để nước chạy qua nó nhưng không chạy qua đồng hồ. Mục đích khi sử dụng nước từ đường ống này đồng hồ sẽ không quay.
  • Tích tiểu thành đại, lợi dụng nguyên lý nước chảy qua ít đồng hồ sẽ không quay hoặc quay chậm do áp lực nhỏ không đủ quay cánh quạt để ăn trộm nước. Bằng cách mở vòi nước chảy nhỏ hết mức và để như thể không khóa lại. Lâu dần số lượng nước chảy ra sẽ tích tụ thành nhiều. Tuy nhiên, cách này mất khá nhiều thời gian.
  • Tháo dây nguồn cấp với đồng hồ nước dạng điện tử để khi nước đi qua không có từ trường, không tạo ra được cảm biến. Kết quả đồng hồ không quay nhưng nước vẫn đi qua.
  • Cuối cùng là tắt bộ đếm số hoặc can thiệp vào bảng mạch bên trong đối với đồng hồ điện tử.

*Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, khuyến cáo không làm theo và tuyên truyền

Các mức xử phạt ăn trộm nước

Theo quy định, để biết được mức xử phạt ăn trộm đồng hồ nước cần phải xác định được nguyên nhân lỗi là từ thiết bị đồng hồ hay do hành vi cố tình can thiệp vào đồng hồ nước bằng các thủ thuật của người dùng. Theo đó sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Nếu lỗi do đồng hồ bị hư hỏng sẽ không bị xử phạt.
  • Nếu lỗi do hành vi can thiệp và có căn cứ chứng minh cho hành vi đó sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 121/2013/NĐ – CP.

Cụ thể như sau:

Theo điều 45: Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với các hành vi cố tình sau đây:
  • Sử dụng nước trước đồng hồ
  • Tác động làm sai lệch thông số của đồng hồ
  • Tự ý thay đổi vị trí, kích cỡ chủng loại đồng hồ nước.
  • Gỡ niêm phong các bộ phận của đồng hồ.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng đối với các hành vi can thiệp trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng:
  • Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước.
  • Tự ý can thiệp, đấu nối đường ống cấp nước từ đồng hồ.
  • Tự ý thay đổi đường kính ống cấp nước sai quy định.
  • Dịch chuyển tuyến đường ống hoặc các thiết bị thuộc mạng lưới cấp sai quy định của nhà nước.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 với các hành vi vô cùng nghiêm trọng dưới đây:
  • Cung cấp nước sạch không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn được nhà nước quy định.
  • Không cung cấp nước theo đúng hợp đồng đã ký kết với người sử dụng theo quy định của nhà nước.

Ngoài ra, với trường hợp tự đục tuyến ống thô hoặc đường ống truyền tải nước quan trọng sẽ bị xử mức phạt cao nhất là 60.000.000 – 70.000.000 đồng.

*Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, khuyến cáo không làm theo và tuyên truyền

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết các mức xử phạt ăn trộm nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp nhất để giải quyết vấn đề nếu vô tình gặp phải. Nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ qua hotline hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ.