Inox là gì? Phân loại và Ứng dụng của inox

Trong số các loại chất liệu để chế tạo van công nghiệp, vật tư ngành nước, phụ kiện đường ống inox được biết là vật liệu được ứng dụng phổ biến nhất. Với sự hội tụ của nhiều đặc tính nổi bật: độ bền cao, chống ăn mòn tốt, chịu nhiệt, chịu bền. Cụ thể inox là gì? thành phần, phân loại và ứng dụng của inox? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết, mời các bạn theo dõi nhé!

Inox là gì?

Inox hay còn gọi là thép không gỉ, tiếng Anh là Stainless steel và được ký hiệu là SS hoặc SUS. Với đặc điểm nhận dạng quan sát bằng cảm quan qua màu sắc bên ngoài là sáng bóng, hình dạng đa dạng: tròn, vuông… Về thành phần, inox là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu: 10,5% Crom đến 1,2% Carbon và các nguyên tố khác: Molipden, Niken…

Inox có đặc tính độ bền cao, chịu nhiệt độ cao, áp lực lớn, chống ăn mòn cực tốt nhờ hàm lượng Crom. Vậy nên, hiện nay inox đã và đang được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng… Đơn giản nhất chúng ta thường gặp là trong đường ống nước hoặc các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như nồi, chảo…

 

Thành phần của inox

Như đã giới thiệu ở trên, inox được chế tạo từ nhiều thành phần khác nhau và mỗi loại sẽ có những chức năng riêng. Cụ thể:

  • Crom

Trong thành phần của inox, Crom chiếm tối thiểu 10,5% và đặc trưng cho khả năng chống ăn mòn, gỉ sét. Nếu hàm lượng Crom càng cao thì inox sẽ chống ăn mòn càng tốt.

  • Carbon

Carbon là nguyên tố chiếm 1,2% trong thành phần của inox, mặc dù so với Crom có hàm lượng thấp hơn nhiều. Tuy nhiên nguyên tố này cũng đóng góp vai trò quan trọng vì tác dụng chống ăn mòn.

  • Sắt

Sắt là nguyên tố chiếm hàm lượng thấp trong inox nhưng là thành phần quyết định về khả năng chịu bền, chịu áp lực, chống va đập.

  • Niken

Niken là nguyên tố có đặc tính tạo nên độ bền, độ dẻo dai trong mọi điều kiện nhiệt độ. Ngoài ra, niken là chất không có từ tính nên inox cũng có tác dụng từ kém.

  • Mangan

Là nguyên tố có tác dụng khử oxy hóa, làm ổn định mác thép giúp inox chống ăn mòn, chịu bền.

  • Molypden

Là chất phụ gia có khả năng chống ăn mòn, chịu clorua, nếu inox có thành phần Molypden càng cao thì chống chịu được clorua càng tốt.

Đặc tính của inox

  • Có độ bền cao, chống ăn mòn tốt vượt trội hơn so với các  kim loại khác như gang, đồng…
  • Có độ dẻo dai tốt ngay cả ở điều kiện nhiệt độ thấp, dễ dàng uốn dẻo theo các vị trí lắp đặt nhưng không phá hủy kết cầu.
  • Ít hoặc không có tính nhiễm từ tùy thuộc hàm lượng nguyên tố Niken có trong từng loại inox.
  • Gia công, cắt gọt dễ dàng, có độ sáng bóng bề mặt sau khi cắt gọt.
  • Có khả năng chống ăn mòn cực tốt, với loại inox có hàm lượng Crom càng cao thì chống ăn mòn càng tốt.
  • Phân loại inox đa dạng, mỗi loại đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt khác nhau.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi hơn so với các chất liệu khác.
  • Có khả năng chịu bền, chống va đập mạnh.
  • Đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…

Xem thêm: Van bướm inox

Phân loại inox

  • Theo thành phần thép cấu thành

Dựa vào thực tế thành phần thép cấu thành, có thể chia inox thành 4 loại chính như sau:

  • Austenitic

Đây là loại thông dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay với các loại phổ biến như inox 304, inox 316, inox 201. Thành phần cấu tạo gồm: 16% Crom, 7% Niken, 0.08% Carbon; đặc tính chịu bền, chịu nhiệt, chống ăn mòn, ít nhiễm từ và được ứng dụng trong sản xuất van, đồ gia dụng…

  • Martensitic

Được cấu tạo chưa 11- 13% Crom, 1% Carbon nên có độ bền cao, chống ăn mòn cực tốt. Đây cũng là lý do hiện nay loại inox này được ứng dụng nhiều trong sản xuất cánh quạt, lưỡi dao… yêu cầu cao về độ cứng.

  • Ferritic

Thành phần cấu tạo hàm lượng Crom cao 12 – 14%, gồm các loại inox 409 , inox 430, inox 410… Khả năng chống ăn mòn tốt vì hàm lượng Crom cao, ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, kiến trúc…

  • Austenitic – Ferritic

Đây là loại inox nằm giữa Austenitic và Ferritic với tên gọi Duplex, gồm các loại LDX 2205, 2101, 253MA. Hàm lượng Crom và Niken cao nên chịu bền, chống ăn mòn tốt, làm việc tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Phân loại inox theo hình dáng

  • Inox dạng hộp

Là loại inox được chế tạo theo dạng hình hộp vuông với kích cỡ to nhỏ, dài ngắn đa dạng. Môi trường ứng dụng phổ biến trong chế tạo đồ gia dụng, trang trí nhà cửa hoặc được dùng trong các nhà máy, khu công nghiệp…

Inox dạng tấm

Được chế tạo dạng tấm phẳng sau khi được cán mỏng qua máy với chiều dài, bề rộng, độ dày khác nhau. Ứng dụng phổ biến của inox dạng tấm là trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, trong hóa chất, xây dựng…

  • Inox dạng chữ V

Được chế tạo gồm 2 cạnh tạo với nhau 1 góc giống chữ V, gồm 2 loại thanh V đúc có cạnh thẳng góc nhọn và thanh V dập được dập lại từ các tấm inox, không có góc nhọn như V đúc. Ưu điểm dễ gia công, độ uốn dẻo tốt, độ bền cao, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng tại nhiều vị trí.

  • Inox dạng tròn

Inox dạng tròn sẽ có 2 dạng là đặc kín và rỗng với trọng lượng và ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Dạng đặc sẽ có độ cứng cao, chịu lực tốt nên được dùng nhiều trong ngành công nghiệp nặng. Dạng rỗng hay còn gọi là inox dạng ống là loại được sử dụng để chế tạo bàn inox, cổng điện inox, cột cờ inox….

  • Inox dạng cuộn

Là loại được chế tạo thành dạng cuộn với kích cỡ, độ dày khác nhau đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng. Một số ứng dụng điển hình: trong sản xuất đồ gia dụng, nội thất, công nghiệp…

Phân loại theo màu sắc

  • Inox màu

Được sản xuất dựa trên công nghệ mạ chân không PVD với đa dạng màu sắc như vàng, đen, đồng… Ưu điểm độ bền màu cao, bền với thời gian, dễ lau chùi, vệ sinh nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, ngoại thất… Hiện nay có 2 loại là màu trơn và màu hoa văn có các hình hoa văn chạy theo chiều dài của ống.

  • Inox trắng

Là loại inox được chế tạo màu sắc bên ngoài là trắng, sáng bóng và là loại phổ biến, thông dụng. Và được ứng dụng nhiều trong hầu hết các lĩnh vực; công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng…

Ứng dụng nổi bật của inox

Với nhiều ưu điểm tuyệt vời, theo thống kê, inox đã và đang được ứng dụng rộng rãi, phổ biến. Ngay trong  đời sống hàng ngày chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp inox trong các đồ gia dụng, cầu thang, tủ bếp… Cụ thể dưới đây là một số ứng dụng điển hình:

  • Trong sản xuất đồ gia dụng: nồi, niêu, xoong, chảo, đũa, giá đựng…
  • Trong thiết kế nội thất: cầu thang, bàn, ghế, tủ bếp, kệ bếp, bồn rửa….
  • Trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn.
  • Trong lĩnh vực y tế: sản xuất các vật dụng như giường, tủ, dao, kéo với khả năng chống ăn mòn, dễ vệ sinh khử khuẩn…
  • Trong sản xuất các loại van công nghiệp như van bi, van bướm, van cổng, van 1 chiều… thiết bị đo: đồng hồ nước, phụ kiện đường ống: cút, ống, tê, bulong, mặt bích…

Tổng kết

Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản về inox, phân loại và ứng dụng inox. Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho khách hàng, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của hệ thống.

Có thể bạn chưa biết: Van Bi Inox là 1 trong những thiết bị có thể sử dụng trong môi chất ăn mòn rất tốt