Hệ thống xử lý nước thải là gì? Các hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ các công nghệ xử lý nước đơn lẻ khác nhằm giải quyết các chất ô nhiễm trong nước thải của từng khu vực. Tùy vào từng môi trường nước thải mà hệ thống nước thải cũng khác nhau nhằm đưa ra hiệu quả xử lý nước hoàn chỉnh và phù hợp nhất.

Một hệ thống nước thải được xây dựng nên nhằm giải quyết các vấn đề sau:

  • Xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước, chất độc trong nước thải và đáp ứng các chỉ số quy định chất lượng nước thải khi thải ra môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
  • Thuận lợi tiến hành và nâng cấp các quy trình xử lý nước thải với những thay đổi về quy định chỉ số chất lượng nguồn thải sau khi xử lý xong.
  • Chi phí đầu tư xây dựng quy trình nước thải thấp có thể đáp ứng được các yếu tố độ bền và ổn định khi vận hành.
Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Quy trình của hệ thống xử lý nước thải chuẩn chính gồm công đoạn nào?

Tùy vào đặc điểm của từng dạng nước thải và yêu cầu của Quy trình xử lý nước thải của cơ quan quản lý, pháp luật mà quy trình xử lý nước thải có những khác biệt. Nhưng về cơ bản thì hệ thống gồm những quy trình cơ bản sau:

  • Xử lý cơ học: Quy trình này có nhiệm vụ tách rác, lắng cát, tách dầu và loại bỏ rác thải, dầu mỡ, cặn bã ra khỏi dòng nước thải tránh gây tắc nghẽn những bộ phận bên trong hệ thống.
  • Xử lý hóa học: Làm nhiệm vụ trung hòa các chỉ số pH, keo tụ tạo bông lắng, tuyển nổi nhằm điều chỉnh lại các chỉ số pH, loại bỏ kim loại nặng và chất cặn lơ lửng trong nước.
  • Xử lý sinh học: Xử lý nước theo phương pháp kỵ khí, hiếu khí nhằm loại bỏ thành phần ô nhiễm hữu cơ trong nước.
  • Lọc nước: Có khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng còn sót lại trong nước  và điều chỉnh lại hàm lượng chất rắn trong nước thải đảm bảo theo đúng QCVN Việt Nam về xử lý nước thải.
  • Hệ thống bảng điều khiển: Có nhiệm vụ điều khiển quy trình xử lý nước thải vận hành trơn tru và ổn định.
Quy trình xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải

Hiệu quả của quy trình xử lý nước thải giải quyết được vấn đề gì?

Một quy trình xử lý nước thải khoa học và đạt được hiệu quả cao cần kết hợp nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau. Nhằm loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm được liệt kê như sau:

  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): Là lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất trong nước. Bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ. COD là chỉ số đánh giá hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ trong nước thải.
  • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Là hàm lượng oxy cần dùng để oxy hóa chất hữu cơ trong nước thải. Hàm lượng BOD trong nước thải dùng để đánh giá chất lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.
  •  Coliform: Chỉ số các hàm lượng vi sinh gây bệnh
  • Độ đục hay độ màu của nước thải
  • Ni-tơ và phốt pho: Đây là 2 nguyên tố gây ra hiện tượng phú nhưỡng hóa nguồn nước.
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): Hàm lượng chất rắn này cực khó hòa tan và không lắng trong nước. Vì thế quy trình xử lý nước thải có nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn các chất rắn lơ lửng còn sót lại này.
Xử lý nước thải hiệu quả giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động
Xử lý nước thải hiệu quả giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động

Các hệ thống xử lý nước thải thường gặp nhất hiện nay

Quy trình xử lý nước thải được lắp đặt dựa vào thành phần chất thải trong nước thải. Mỗi loại nước thải khác nhau sẽ có thành phần khác nhau như chất thải lỏng, rắn được thải từ môi trường công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Cũng chính vì thế mỗi hệ thống nước thải sẽ có quy trình xử lý khác nhau để đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt được lắp đặt tại các trường học, tòa nhà chung cư, khu đô thị với nhiệm vụ xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của cư dân sinh sống trong khu vực.

Hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ được thiết kế đơn giản dành cho hộ gia đình nhằm xử lý nước thải sinh hoạt từ các hoạt động tắm, rửa, vệ sinh giặt giũ của từng hộ gia đình.

Quy mô trung bình được dùng cho công ty, văn phòng, nhà cao tầng nơi có lượng nước thải tập trung lớn.

Quy mô quy trình xử lý nước thải sinh hoạt lớn dành cho khu đô thị, khu dân cư. Đặc điểm của hệ thống là được thiết kế kỹ lưỡng, phức tạp và cần được khảo sát trước khi xây dựng.

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp rất quan trọng trong các nhà máy công nghiệp. Khác với nguồn nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp chứa nhiều thành phần phức tạp khó xử lý hơn. Trong nước thải công nghiệp có các chất kim loại nặng, thành phần chất hữu cơ, vô cơ phức tạp… Chính vì thế hệ thống xử lý nước thải cũng yêu cầu phải có các công nghệ xử lý nước hiện đại gồm xử lý vô cơ, hữu cơ, xử lý vi sinh, thanh trùng nhằm đảm bảo nguồn nước thải đạt chất lượng của QCVN Việt Nam.

Hệ thống xử lý nước thải y tế

Quy trình xử lý nước thải y tế là khâu quan trọng nhất trong những hoạt động bảo vệ môi trường. Bởi nước thải y tế, nước thải bệnh viện là chất thải nguy hại có nhiều thành phần độc hại nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật.

Cũng vì thế mà quy trình xử lý nước thải cũng đòi hỏi các công nghệ đặc thù như dùng bể tuyển nổi, khử trùng, xử lý hóa học nhằm đảm bảo nguồn nước đầu ra luôn đạt yêu cầu chất lượng.

Với những thông tin trên đây về hệ thống xử lý nước thải cũng như quy trình xử lý nước thải chuẩn nhất hiện nay. Mong rằng sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức để xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Hãy nhớ rằng bảo môi trường sống của con người, sinh vật chính là cách bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Xem thêm về các bài viết khác tại: https://vandieukhienvn.com/