Ô nhiễm không khí có biểu hiện gì?
Ô nhiễm không khí là dạng ô nhiễm môi trường có nhiều sự thay đổi lớn trong thành phần không khí như tình trạng bụi nhiều hơn, khói nhiều hơn, mùi lạ, biến đổi khí hậu và giảm tầm nhìn. Tình trạng ô nhiễm không khí này tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và thảm thực vật trên trái đất. Theo đó ô nhiễm không khí có thể gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật khác như cây lương thực, làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Điều này khiến hoạt động của tự nhiên và con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ô nhiễm không khí do các nguyên nhân nào?
Không khí tồn tại xung quanh con người chúng ta, vì thế mà chúng ta hàng ngày đang làm việc, sản xuất, sinh hoạt xả thải chất ô nhiễm vào không khí. Các hoạt động của con người và thiên nhiên khiến không khí mất cân bằng với tình trạng khói bụi tăng cao, chất hóa học phát sinh nhiều mà con người khó kiểm soát. Các chất ô nhiễm phát thải vào không khí được chia thành 2 nhóm cơ bản sau:
Chất gây ô nhiễm sơ cấp là dạng núi lửa phun trào, khí thải động cơ phát sinh nhiều, nhà máy, rác thải, nước thải, chất gây ô nhiễm, chất phóng xạ…
Các chất ô nhiễm không khí thứ cấp gồm có bụi từ ô nhiễm sơ cấp, tầng ozon…
Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người
Theo các tổ chức y tế thế giới thì mỗi năm sẽ có 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm không khí khiến con người hít phải nhiều chất độc gây ra các tổn thương cho hệ hô hấp, lâu dần sẽ hình thành nên nhiều bệnh tật nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó nổi bật phải kể đến các chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe như:
- Khí Benzen: Đây là chất khí gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, viêm da dị ứng, thiếu máu và các tình trạng rối loạn hệ thần kinh trung ương, các dấu hiệu cơ thể chậm phát triển. Ngoài ra chất khí này còn gây ung thư nghiêm trọng ở người.
- Khí sunfuro SO2: SO2 là chất khí độc gây bệnh đường hô hấp, mề đay, viêm ruột thừa và viêm thành mạch…
- Khí nitơ dioxit NO2: Đây là chất khí độc hại với đường hô hấp ở người. Nếu hít chất khí độc này lâu ngày sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và phế quản.
- Khí cacbon oxit CO: CO là chất độc hại nghiêm trọng gây bất ổn với con người và hệ thống đường hô hấp khi hít vào. Thậm chí nó có thể khiến con người tử vong tại chỗ nếu hít phải liều lượng cao.
- Sương mù axit: Sương mù chưa gây ảnh hưởng trực tiếp tới con người nhưng nó gây mất tầm nhìn, và ảnh hưởng đến các hoạt động đi lại của người dân sinh sống.
- Khí cacbonic CO2: Mới đầu khi hít phải CO2 có thể chỉ khiến cơ thể người đau đầu nhẹ, chóng mặt và đau khớp… Tuy nhiên lâu dần chất độc trong cơ thể tăng cao khiến cảm giác trong miệng bị chua và mũi họng bắt đầu thấy khó chịu.
Tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ là những vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam mà của toàn thế giới. Việc ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người nhẹ có thể là biểu hiện hắt hơi, ho, viêm xoang, cảm cúm, dị ứng… Nặng có thể là các biểu hiện viêm phổi, ung thư, và tử vong…
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Tại Việt Nam ô nhiễm không khí ở từng nơi sẽ có những nồng độ ô nhiễm khác nhau. Nhưng khi các nồng độ chất ô nhiễm vượt quá hạn mức cho phép tức là cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Việt Nam đang nằm trong 10 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động nhất hiện nay. Theo thống kê thì 2016 Hà Nội có mức độ ô nhiễm không khí cao thứ 2 thế giới chỉ sau Bắc Kinh Trung Quốc.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh thì mật độ giao thông cao, con người đông đúc khiến tình trạng khói thải phát thải ra môi trường cực lớn. Khói thải phát sinh ra từ hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất gây ngột ngạt và khó chịu với con người. Lượng bụi mịn tại các thành phố lớn tăng cao khiến tình trạng ô nhiễm không khí vô cùng báo động. Ngoài ra sự gia tăng dân số cao đột biến hàng năm cũng là nguyên nhân khiến cơ sở hạ tầng phải thay đổi và khiến tình trạng ô nhiễm càng trầm trọng hơn.
Khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả nhất?
Nhằm cải thiện ô nhiễm không khí nghiêm trọng hiện nay cũng có nhiều chế tài cụ thể trong quá trình sản xuất, xử lý khí thải… Các chiến dịch cải thiện môi trường không khí được tuyên truyền từ việc làm nhỏ nhất như:
- Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế xả thải rác thải ra môi trường. Xử lý khí thải tại các khu công nghiệp trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
- Cùng với tình trạng này thì việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thì con người cần trồng nhiều cây xanh, dọn dẹp vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị xe cộ, điều hòa định kỳ.
- Nhằm cải thiện và giữ bầu không khí an toàn thì nhiều quốc gia đã áp dụng điều luật giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể như giảm lượng phương tiện giao thông đi lại, sử dụng các phương tiện điện, công cộng, tập trung nâng cấp đường xá, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các hiệu quả và lợi ích từ các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí trên như:
- Giảm các dấu hiệu stress của con người và giảm thiểu tình trạng báo động của không khí.
- Mở rộng phát triển và kích thích hệ miễn dịch, giảm thiểu các bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, dị ứng.
- Giúp cơ thể con người luôn khỏe khoắn vui vẻ và nhiều năng lượng tích cực.
- Loại bỏ độc tố hình thành và tích tụ trong cơ thể.
- Cải thiện tình trạng sức khỏe và tâm trạng của từng người.
Trên đây là những giải đáp của Tuấn Hưng Phát về tình trạng ô nhiễm không khí và các chất độc hại hình thành khi ô nhiễm không khí. Không khí là phần quan trọng của cuộc sống con người, vì thế mọi người nên cùng nhau bảo vệ không khí, bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt nhất.