Hiện nay việc ép cọc bê tông chính là phương pháp mang lại những ưu điểm tốt nhất. Và được sử dụng nhiều cho những quá trình thi công xây dựng. Vậy các phương pháp pháp ép cọc bê tông cốt thép là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp ép cọc bê tông cốt thép là gì?
Phương pháp ép cọc bê tông cốt thép chính là những biện pháp xây dựng. Được sử dụng nhiều trong những công trình xây dựng. Và những phương pháp này cần phải được đảm bảo bởi những yếu tố về tính thẩm mỹ và tính bền vững. Và những phương pháp này còn đóng một vài trò đến quyết định độ bền vững của ngôi nhà khi xây dựng.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cho móng nhà vững chắc. Không bị sụt lún hoặc là không ảnh hưởng đến kết cấu của nhà.
Các phương pháp ép cọc bê tông cốt thép
Với mỗi phương pháp thì nó đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Và điều này thì nó phụ thuộc vào từng loại công trình. Với việc hiểu rõ những phương pháp này thì dễ dàng cho việc lựa chọn được phương pháp phù hợp.
Trong đó, các phương pháp ép cọc bê tông cốt thép có:
- Phương pháp thi công máy Neo
- Phương pháp thi công bằng máy tải
- Phương pháp thi công bằng máy bán tải
- Phương pháp thi công bằng máy robot
Phương pháp thi công bằng máy Neo
Hiện nay, đây chính là phương pháp được sử dụng nhiều. Và phổ biến trên thị trường hiện nay đối với những công trình lớn nhỏ khác nhau. Và trong phương pháp này thì chủ yếu nó sử dụng đến loại cọc bê tông 200×200 và 250×250.
Đối với loại máy Neo thì đây chính là loại máy thủy lực. Được sử dụng để có thể ép cọc bê tông. Máy có thể tạo ra được một lực lên đến 40 – 50 tấn tải.
Với phương pháp này thì nó có ưu điểm là: chi phí thi công của nó thấp ( Dao động khoảng 40.000 – 50.000vnđ/mđ). Ngoài ra, thời gian thi công thì nhanh chóng và gọn gàng. Đặc biệt thì máy còn có thể thi công được ở những công trình có mức độ bé. Hoặc là trong những không gian chật hẹp.
Phương pháp thi công bằng máy tải
Loại này khác nhiều so với máy Neo. Điểm khác của hai phương pháp này chính cục đối trọng làm tải trọng để ép. Và đóng cọc xuống, tuy nhiên thì 2 phương pháp này vẫn có điểm chung. Đó là đều sử dụng đến lực của thủy lực. Tuy nhiên phương pháp bằng máy tải thì nó thường được sử dụng cho những công trình có tải trọng lớn. Loại này thì phù hợp với loại cọc bê tông như 200×200, 250×250, 300×300 và loại cọc ly tâm.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng máy tải
Khi sử dụng phương pháp thi công bằng máy tải, thì người dùng cần chú ý đến mấy điểm sau:
- Tải trọng của máy tải chính là cục tải sắt hoặc là bê tông. Loại này thuộc về dòng máy thủy lực
- Lực ép của máy tải được nằm trong 50 – 120 tấn
- Những loại cọc phổ biến là: 200×200, 250×250, 300×300. Và cọc ly tâm D300, D350
- Có chi phí cao hơn so với máy Neo. Vì phương pháp này phải vận chuyển máy bằng Phọc.Vì vậy mà chi phí vận chuyển sẽ cao hơn so với máy Neo.
- Thời gian thi công thì mất khoảng 1 tuần.
- Loại này thì thường được sử dụng cho những công trình có mặt bằng rộng. Vì có thể cho xe Phọc và tận nơi.
Phương pháp thi công bằng máy bán Tải
Đây chính là phương pháp làm đối trọng bằng Neo. Nhưng nó lại được thiết kế thêm nhiều trụ Neo ( thường sẽ là 6 trụ Neo). Và nó có thể thi công được trong những công trình có ngõ nhỏ hoặc bé. Tuy nhiên thì tải trọng của nó phải cao hơn 50 tấn.
Chi phí vận hành của phương pháp này thì rẻ hơn so với phương pháp máy tải. Nhưng so với phương pháp máy Neo thì lại đắt hơn. Và thời gian thì hoạt động lâu hơn. Thường sử dụng cho loại cọc bê tông là loại vuông 200×200, 250×250, 300×300. Và cọc ly tâm D300.
Phương pháp thi công bằng máy robot
Phương pháp sử dụng máy robot thi công ép cọc bê tông chính là cách mới nhất hiện nay. Phương pháp công nghệ này xuất phát từ công nghệ của Trung Quốc. Thường được sử dụng cho những dự án có khối lượng nhiều, có tải trọng cao. Và khi sử dụng phương pháp này thì thao tác nhanh và chính xác. Có thể chịu được tải trọng lớn từ 8- – 1000 tấn. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển lớn và chi phí éo cao.
Những phương pháp ép cọc bê tông cốt thép khác
Ngoài những phương pháp trên thì còn có thêm 2 phương pháp chính là:
Ép đỉnh
Đây chính là dùng lực ép tác dụng từ đỉnh cọc xuống nền địa chất. Phương pháp này có ưu điểm là toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra. Có thể truyền trực tiếp lên cọc và chuyển thành hiệu quả ép. Và khi ép qua các lớp đất, thì nó có độ ma sát cao. Nhưng để sử dụng phương pháp này thì cần sử dụng đến 2 hệ khung giá: hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động.
Với phương pháp này thì có ưu điểm là:
- Lực tạo ra khi kích thủy lực truyền trực tiếp lên đầu cọc. Đạt hiệu quả tốt hơn.
- Có thể hạ cọc xuống sâu một cách dễ dàng
Tuy nhiên, thì nó cũng có những điểm:
- Chiều cao của hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động lớn hơn chiều dài của cọc. Nên khi thiết kế cọc ép thì cần phải khống chế được chiều cao giá ép khoảng 6 – 8m
Ép ôm
Đây là phương pháp dùng lực ép tác dụng từ hai bên hông cọc. Do chấu ma sát tạo nên để có thể ép cọc xuống. Phương pháp này có ưu điểm là ép từ 2 bên hông của cọc. Máy ép không cần sử dụng đến hệ khung giá di động. Và chiều dài cọc thì có thể lớn hơn. Có độ ma sát cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không được sử dụng nhiều.
Trên đây chính là những phương pháp ép cọc bê tông cốt thép mà vandieukhienvn tổng hợp lại. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm được những phương pháp này. Cũng như là có thể lựa chọn được cho mình phương pháp phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!