Hiện nay dòng sơn Epoxy được ngành xây dựng ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Nó được sử dụng rộng rãi nhất trong các lĩnh vực như sơn tường, sơn vật liệu… Bởi do đặc tính bám dính tốt cùng khả năng chống lại các điều kiện từ môi trường tác động lên rất tốt. Việc sử dụng một lớp sơn Epoxy sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của vật chất, bề mặt sơn bóng, chống trơn trượt, chống thấm và đa dạng màu sắc khác nhau. Chính vì thế mà hiện nay sơn Epoxy đang là vật liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp. Vậy thực sự bạn đã hiểu rõ về dòng sơn này hay chưa, trên thị trường có mấy loại sơn Epoxy? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng sơn này trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy còn được gọi là sơn sàn Epoxy là dạng sơn công nghiệp có thành phần chính là sơn nhựa Epoxy và chất đóng rắn polyamide. Lớp sơn phủ này khi đóng rắn hoàn toàn sẽ tạo nên một lớp phủ bề mặt có khả năng chống ăn mòn, chống trầy xước cực tốt. Ngoài ra còn giúp chống lại các điều kiện môi trường ăn mòn như hóa chất, kiềm, muối, axit…
Đặc điểm nổi bật của dòng sơn này là chống tĩnh điện, chống rỉ sét và chịu đựng được sự ăn mòn của hóa chất khi làm việc. Chính nhờ thế sản phẩm này được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp dùng để phủ bề mặt và ứng dụng trong ngành xây dựng để sơn chống thấm ở nhiều công trình…
Trên thị trường hiện nay sơn Epoxy đang được cung cấp bởi các thương hiệu nổi tiếng thế giới như KCC, Nippon, Carboline, Chokwang…
Những thành phần quan trọng có trong sơn Epoxy
Với bề mặt sơn sau khi sử dụng khá kết dính và bóng mịn, tuy nhiên các phân tử sơn Epoxy lại không hề gắn kết với nhau theo cách tự nhiên. Vì thế để gắn kết các phân tử với nhau nhà sản xuất phải trộn đều thành phần với nhau để tạo nên hỗn hợp sơn kết dính hoàn toàn.
Thành phần A trong sơn Epoxy là một dạng nhựa Epoxy, bột tạo màu sơn, dung môi và một số hóa chất phụ gia khác.
Thành phần B: Có chứa các chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử Epoxy với nhau trở thành hỗn hợp liên kết. Sau khi trộn đều các thành phần theo 1 tỷ lệ nhất định thì sơn sẽ tạo màng và có độ cứng, độ chắc, sáng bóng và có một số tính năng chuyên dụng khác như tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu môi trường ăn mòn axit…
Chất kết dính: Là chất tạo môi trường kết dính giữa các loại bột và màu sơn khác nhau. Đồng thời tạo nên màng bám dính trên bề mặt sau khi sơn lên vật liệu. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sơn và loại sơn mà nhà sản xuất sẽ xác định các chất kết dính có thể sử dụng.
Bột độn: Được pha vào hỗn hợp sơn nhằm gia tăng các tính chất của sơn như tăng cường độ cứng, bóng cho màng sơn, kiểm soát độ láng bề mặt, tăng cường thời gian khô của sơn nhanh chóng. Các loại bột độn sơn thường dùng nhiều nhất hiện nay như Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…
Bột màu: Đây là nguyên liệu màu được sử dụng trong sơn thông thường và sẽ ở dạng bột màu mịn. Bột màu mịn sẽ tạo nên màu sắc, đảm bảo độ che phủ cho sơn trở nên hoàn hảo hơn. Và nó cũng có nhiều ảnh hưởng đến độ bóng của sơn, độ bền của màng sơn. Thiết kế bột màu có 2 loại màu tự nhiên và màu tổng hợp.
Chất phụ gia: Là các dạng hóa chất có công thức riêng được sử dụng tùy thuộc vào dòng sơn và chất sơn người dùng lựa chọn.
Dung môi: Một dạng dung dịch hòa tan nhựa và pha loãng sơn có các đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định các loại dung môi có thể sử dụng được.
Các dòng sơn Epoxy phổ biến trên thị trường hiện nay
Việc phân chia các dòng sơn Epoxy phụ thuộc nhiều vào chức năng, thành phần, cấu tạo của sơn. Tùy theo công năng sử dụng của sản phẩm dùng để làm gì mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với mình. Nhưng bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về thông tin từng loại sơn để sử dụng phù hợp nhất. Dưới đây là chi tiết 6 dòng sơn Epoxy đang được người dùng lựa chọn nhiều nhất trong từng lĩnh vực khác nhau.
1 Sơn Epoxy có thành phần gốc dầu
Sơn Epoxy gốc dầu là loại sơn có 2 thành phần chính gồm sản phẩm sơ khai của dòng sơn Epoxy. Sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong các nhà xưởng, máy móc các xưởng sản xuất… Ưu điểm nổi bật của dòng sơn này là tính thẩm mỹ cao, độ bóng sáng tự nhiên. Đồng thời còn giúp nâng cao hiệu quả chống bụi, tao môi trường không gian bằng phẳng sau sử dụng.
Tuy nhiên trong thực thế khi sử dụng dạng sơn Epoxy gốc dầu này sẽ có mùi hôi nên cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ. Đồng thời nên đưa vào sử dụng sau khi sơn phủ khoảng 7 ngày để bề mặt sơn đóng rắn, hoàn toàn bay hết mùi.
Sơn phủ Epoxy gốc dầu được sử dụng nhiều nhất cho các không gian nền nhà xưởng nhỏ, hộ dân cư, gara ô tô hoặc hầm gửi xe để nâng cao hiệu quả chống thấm, tạo độ bóng cho bề mặt…
2 Sơn Epoxy có thành phần gốc nước
Bên cạnh dòng sơn Epoxy gốc dầu là dòng Epoxy gốc nước có nhiều cải tiến và tính năng vượt trội hơn. Nổi bật nhất của dòng sơn này là khả năng phù hợp với nhiều địa hình, thích nghi tốt trong môi trường khắc nghiệt hay môi trường có độ ẩm cao… Ngoài ra sơn còn có khả năng chống ăn mòn ở nồng độ nhẹ và khả năng chống cháy, chống vi khuẩn tốt hơn dạng hệ dầu. Hơn nữa dòng sơn này còn ít để xảy ra các sự cố trong quá trình sử dụng hơn là các dạng sơn gốc dầu. Giúp đơn vị thi công hạn chế tối đa được các rủi ro trong quá trình sơn.
Loại sơn này được sử dụng rộng rãi trong môi trường có yêu cầu cao về độ sạch như những nơi sản xuất thực phẩm, đồ uống, môi trường bệnh viện… Do sử dụng dung môi là nước thân thiện với môi trường và không hề gây mùi trong quá trình thi công.
3 Sơn Epoxy không sử dụng dung môi
Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi với tên khác là sơn Epoxy tự san phẳng. Loại sơn này được tạo ra với nguyên lý cân bằng dòng và hoàn toàn không cần sự hỗ trợ của các dạng dung môi bay hơi khi sử dụng.
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn này là độ dày lớn khoảng 3mm và có khả năng tự tạo độ phẳng, chịu độ ăn mòn cao, kháng khuẩn, chống thấm cực tối ưu.
4 Sơn Epoxy đặc tính chống thấm
Đây là một trong những sản phẩm có khả năng tạo màng gồm sơn lót Epoxy chống thấm và sơn phủ bề mặt Epoxy chống thấm. Dòng sơn này được biết đến có độ bền cao, độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ sau khi sơn vượt trội…
Dòng sơn chống thấm này được ứng dụng nhiều trong hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt, sơn mái nhà và các xưởng sản xuất nhờ khả năng chống nước cao. Hơn nữa loại sơn này còn có tính đàn hồi cùng sự giãn nở theo nhiệt độ nên nó không bị biến đổi màu dưới tác động của mặt trời hay nhiệt độ cao.
5 Sơn Epoxe chống tĩnh điện
Đây là một trong những dòng sơn có khả năng chống tĩnh điện cao, mang lại sự an toàn cho phòng chống cháy nổ do chập điện hình thành nên. Chính vì thế dòng sơn này được dùng phổ biến trong nhà xưởng hoạt động sản xuất thiết bị điện tử, máy móc với nhiều dây điện…
6 Sơn Epoxy chống ăn mòn, kháng hóa chất
Dòng sơn này đóng vai trò như một dòng sơn Epoxy sửa chữa bề mặt cực hiệu quả. Với đặc tính chống ăn mòn, hỗ trợ vệ sinh cao, tang cường khả năng lau chùi dễ dàng nên sản phẩm được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống. Với các bồn chứa hóa chất, bể xử lý nước thải hay cơ sở sản xuất hóa chất đều là những điều kiện môi trường sử dụng dòng sơn Epoxy này.
Tính ứng dụng của sơn Epoxy trong các loại vật liệu nào?
Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh, tính bay hơi thấp. Vì thế được sử dụng tạo ra lớp phủ bảo vệ có độ bền cao, độ cứng hoàn hảo. Ngoài ra sơn phủ Epoxy còn có chất phụ gia giúp tạo độ bóng cao, tăng cường khả năng vệ sinh làm sạch với nước. Chính nhờ thế dòng sơn này được ứng dụng rộng rãi trong các vật liệu như:
Sử dụng sơn Epoxy cho sàn bê tông xây dựng: Với khả năng bám dính tốt, nên sơn được sử dụng trong sàn bê tông, hầm gửi xe, trung tâm thương mại… Lớp sơn này giúp lớp sàn trở nên mịn hơn, chống thấm nước tốt hơn và tránh được tình trạng trơn trượt..
Sơn Epoxy sử dụng cho bề mặt sắt thép: Dòng sơn này được sử dụng nhiều với các vật liệu sắt, thép, gang trong các nhà xưởng hoặc các vật liệu đặc biệt trong ngành công nghiệp. Dòng sơn này sẽ giúp các vật liệu kim loại trở nên bền bỉ hơn, chống ăn mòn tốt hơn trong các điều kiện khắc nghiệt đặc thù…
Sử dụng sơn Epoxy để chống thấm: Đây là dòng sơn được sử dụng để sơn tường, dùng cho các công trình ngoài trời, khu vực có độ ẩm cao. Sơn chống thấm giúp tường đẹp hơn, sáng bóng, bền bỉ với thời gian hơn.
Qua bài viết trên đây hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về sơn Epoxy với thành phần, phân loại dòng sơn này trên thị trường như thế nào. Mong rằng với những thông tin này giúp bạn dễ dàng chọn được dòng sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.