Như bạn đã biết thì trong hệ thống thì thiết bị rơ le áp suất là một thiết bị không thể thiếu được. Nhất là trong những hệ thống thủy lực, khí nén… Đây là thiết bị có nhiều ưu điểm nên nó được nhiều người lựa chọn và sử dụng. Vậy relay áp suất là gì? Nguyên lý hoạt động và sự phân loại của công tắc áp suất ra sao? Chúng ta cùng nhau theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!
Relay áp suất là gì?
Relay áp suất hay còn được gọi là rơ le áp suất, công tắc áp suất. Và có tên tiếng Anh là pressure switch. Là thiết bị có khả năng điều khiển và kiểm soát được áp lực trong đường ống dẫn của hệ thống. Những công tắc này sẽ được chuyển đổi tín hiệu của áp suất sau khi mà đo được thành sự đóng – mở của mạch điện.
Thiết bị này tính ứng dụng phổ biến, được sử dụng trong nhiều kiểu hệ thống như: máy nén khí, hệ thống thủy lực hoặc là công trình xây dựng…
Nguyên lý hoạt động của relay áp suất
Khi mà ta đã lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống với rơ le áp suất phù hợp. Thì ta có thể vận hành. Lúc đó rơ le này được hoạt động như sau:
Khi mà áp suất đầu vào cao và được đi vào cổng. Thì dưới tác động này thì nó sẽ làm cho những màng ngăn bị uốn cong. Và làm đẩy các tấm áp lực lên. Điều này có nghĩa là áp suất được tăng dần lớn, đến một mức nhất định. Thì nó có thể nén lò xo và tấm áp lực đó cũng được tăng lên theo.
Nếu lực ngày càng lớn thì tấm áp lực nó lại càng tăng lên. Và những tiếp điểm đó được nối lại. Và theo như thiết kế thì mạch điện sẽ được đóng kín. Thiết bị sử dụng nguồn điện 24V hoặc là 220V, để có thể hoạt động được.
Thiết bị được hoạt động dựa trên sự thay đổi vị trí của những tiếp điểm có ở bên trong rơ le.
Tuy nhiên, ta cần chú ý đến một điểm là: Khi áp suất được hạ xuống thấp. Thì lực đó sẽ tạo ra và không đủ cho việc nén lò xo. Nên mạch điện lúc đó chưa đóng. Vì thế mà đối với những công tắc có áp lực đơn giản thì rất cần đến những rơ le điện tử.
Phân loại các relay áp suất
Rơ le áp suất khí nén
Trong rơ le này thì người ta dựa vào số lượng phần tử cảm biến nhận tín hiệu. Và nó chia ra làm hai loại như sau:
Rơ le áp suất đơn
Trong cấu tạo của công tắc áp suất đơn thì nó gồm có: vít đặt áp suất thấp, tay đòn chính, vít đặt vi sai, lò xo vi sai, lò xo chính, đầu nối áp suất thấp, hộp xếp giãn nở, vít nối đất…
Và trong loại này thì được chia nhỏ thêm nữa là: rơ le áp suất thấp và cao.
Rơ le áp suất thấp
Loại này được dùng để ngắt mạch của máy nén khí hoặc là trong môi trường áp suất bay hơi. Khi mà áp lực được giảm xuống thì nó vượt qua mức cho phép. Còn giúp bảo vệ được máy nén khí. Hoặc khi cần điều chỉnh thì áp suất lạnh.
Với việc thông qua cách vặn vi sai và vít đặt áp suất. Thì ta có thể điều chỉnh được sự đóng ngắn của thiết bị.
Rơ le áp suất cao
Loại này thì được dùng ngắt mạch điện. Nhằm bảo vệ được máy nén khí khi mà áp suất vượt khỏi phạm vi cho phép. Thiết bị này thì được sử dụng cho những môi trường áp cao và ngưng tụ của các môi chất lạnh.
Khi mà áp suất ở phía đẩy của máy nén khí tăng vọt. Và vượt ngưỡng ban đầu thì tiếp điểm nó sẽ mở để có thể ngắt mạch đi kịp thời. Và bảo vệ được máy nén.
Và mỗi loại máy móc thì nó lại có những yêu cầu riêng và độ an toàn khi hoạt động khác nhau. Nên nó được chia ra làm 3 loại công tắc áp cao như sau:
- Rơ le áp suất cao loại thường: Loại này căn bản như chúng tôi vừa giới thiệu ở trên.
- Rơ le áp suất cao có giới hạn áp suất: Loại này độ an toàn cao hơn. Và có cấu tạo thêm một nút reset bằng tay. Khi ngắt mạch thì công tắc sẽ không đóng mạch. Mà người dùng có thể sử dụng đến nút reset. Để giúp mạch đóng hoàn toàn.
- Rơ le áp suất cao có giới hạn áp suất an toàn: Đối với loại này thì nó không có nút reset. Mà thay vào đó chính là một tay đòn được nằm bên trong vỏ máy. Khi mà ngắt mạch điện thì rơ le không đóng mạch tự động. Mà người dùng cần phải mở vỏ công tắc áp suất. Rồi dùng đến công cụ để gạt được tay đòn về vị trí cũ.
Rơ le áp suất kép
Loại này khá là đặc biệt. Vì nó là sự kết hợp giữa rơ le áp suất cao và thấp. Cả hai đều được chứa trong vỏ rơ le.
Và nó có chức năng là ngắt mạch khi mà áp suất của máy nén khí tăng vượt mức cho phép. Và ngắt mạch, giúp đảm bảo được độ an toàn khi áp suất hạ xuống mức thấp.
Ngoài ra, loại này có quá trình đóng điện khi áp suất thấp bắt đầu tăng lên. Hoặc là áp suất cao được hạ xuống tự động. Hoặc người dùng có thể nhận nút reset.
Rơ le áp suất thủy lực
Loại này thì chuyên dùng để có thể bảo vệ được sự bôi trơn của máy nén. Nên được sử dụng nhiều trong kỹ thuật lạnh.
Với áp lực trong khoang của máy nén thì sẽ thay đổi do áp suất dầu cố định. Và không thể đảm bảo được sự ổn định bôi trơn của máy nén. Và lúc này hiệu suất chính là đại lượng được biểu thị sự chính xác yêu cầu của chế độ bôi trơn. Nếu như mà hiệu suất thấp hơn mức quy định thì công tắc sẽ ngắt mạch. Lúc này, ta chỉ cần khởi động máy nén với hiệu suất bằng 0. Và một bộ phận được kết nối với công tắc áp suất. Sau khoảng 45 giây thì ta có thể xác định được hiệu áp.
Khi vận hành thì rơ le áp suất thủy lực được hoạt động đóng mở. Và nó phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu suất dầu. Nên nó cũng không phụ thuộc vào giá trị áp suất hay là áp suất cacte riêng lẻ nào.
Hầu như loại thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ. Nên dễ lắp đặt trong nhiều không gian khác nhau. Bên ngoài thì nó được làm bằng nhựa cứng. Nên thiết bị có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét. Hoạt động của môi trường có tính axit, hóa chất…
Trên đây là những đặc điểm liên quan đến relay áp suất là gì? Phân loại công tắc áp suất. Mà vandieukhienvn tổng hợp lại. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu được công dụng của thiết bị này. Và có thể lựa chọn được loại thích hợp cho hệ thống.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tiếp theo. Chúc bạn một ngày tốt lành!