Với sự phát triển của xã hội hiện nay, thì những ngành công nghiệp sản xuất lại càng được phát triển. Vì vậy mà lượng nước thải được thải ra môi trường ngày càng nhiều. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của con người. Vậy nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là loại nước thải sinh ra sau quá trình sản xuất công nghiệp nặng. Cũng như các ngành sản xuất gang thép, sản xuất đồ điện tử… Nước thải được hình thành trong những quá trình chùi rửa máy móc hoặc là hóa chất. Và nước thải được sinh ra từ quá trình sản xuất cũng như là hoạt động sinh hoạt của công nhân trong nhà máy.
Đặc điểm của nước thải công nghiệp
Trong nước thải công nghiệp thì nó chứa những thành phần hóa học không cố định. Và cái này nó còn phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất công nghiệp khác nhau. Nhưng phần lớn nước thải sẽ chứa những kim loại nặng như: Fe3, Pb2, Hg2… Và nó còn chứa những chất rắn, có thể là hữu cơ, vô cơ hoặc hòa tan hay không hòa tan. Ngoài ra, thì nó còn chứa những thành phần hóa học khác như: photpho, nito, axit béo…
Phân loại nước thải công nghiệp
Để có thể dễ dàng xử lý nước thải thì người ta chia ra làm 2 loại như sau:
- Nước thải công nghiệp bẩn: Đây là loại nước thải được sinh ra từ những hoạt động sản xuất như: vệ sinh máy móc, trang bị thiết…
- Nước thải công nghiệp không bẩn: Đây là dạng nước thải được sinh ra trong quá trình làm nguội máy móc. Ngoài ra, nó còn làm giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước.
Nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
Nước thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, vẫn còn nhiều nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải tốt. Hoặc là có hệ thống nhưng nó chưa đạt chuẩn. Vì vậy mà khi nước thải được đưa ra bên ngoài, thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Và nguồn nước chính là yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp và năng nề nhất.
Đối với nước ngầm
Đối với nguồn nước ngầm thì ngoài việc bị ảnh hưởng từ những cặn bẩn lơ lửng ở trên mặt đất. Thì những chất thải nặng thì nó sẽ lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian thì nó được phân hủy. Tuy nhiên, một phần lượng chất này nó sẽ được những sinh vật tiêu thụ. Một phần còn lại thì nó lại ngầm dần xuống dưới mạch nước, thông qua đất. Lâu dần thì nó sẽ làm biến đổi đi tính chất của nước theo chiều hướng xấu đi.
Đối với nước mặt
Với những nguồn nước mặt, thì nó bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy mà nó gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra ngoài môi trường như: rác thải sinh hoạt, chất hữu cơ… Và những sinh vật nó sẽ tiêu thụ một lượng chất thải này. Tuy nhiên, với những chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng… thì nó không thể phân hủy được. Và nó vẫn còn được đọng lại trong nguồn nước. Với một khối lượng không hẹ nhỏ. Và nó dẫn tới việc nước mất đi những yếu tố tinh khiết, trong sach. Dần dần thay vào đó chính là chất lượng nước ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến sinh vật nước
Những sinh vật nước thì có thể thấy được nước thải công nghiệp gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp. Đặc biệt là những sinh vật ở vùng sông. Vì đây chính là chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều chất ô nhiễm nhất. Các sinh vật ở đây sẽ hấp thụ các chất độc trong nước trong một thời gian dài. Nó làm biến đổi trong cơ thể. Và tạo ra sự đột biến gen.
Với những hiện tượng này thì nó sẽ làm cho sinh vật chết hàng loạt, đối với thủy triều đen. Còn đối với thủy triều đỏ thì với lượng chất thải trong thời gian dài. Thì nó làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, làm biến đổi sinh thái…. Có thể thấy được nước thải công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước.
Nước thải công nghiệp gây ra ô nhiễm không khí
Nước thải công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến đất, nước… mà nó còn ảnh hưởng đến không khí. Vì những hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại có trong nước thải. Nó được hoạt động tuần hoàn. Sau đó, nước có hiện tượng hơi nước được hòa vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn có trong không khí được tăng lên. Ngoài ra, những hơi nước này nó còn bám trên những sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp khác.
Ô nhiễm đất và sinh vật đất
Yếu tố bị ảnh hưởng tiếp theo chính là đất và những sinh vật đất. Vì nước thải công nghiệp ảnh hưởng rất lớn nghiêm trọng đến nguồn đất. Nước bị ô nhiễm trong đó nó chứa rất nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Dần dần thì nó thấm xuống đất. Tạo ra sự ô nhiễm nghiêm trọng.
Còn đối với những sinh vật đất. Thì khi nước thấm dần vào đất thì nguồn thức ăn cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Với nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm. Đất đai cũng như bầu không khí bị ô nhiễm. Thì con người cũng ảnh hưởng rất nhiều. Ở những khu vực chịu hậu quả trực tiếp của nguồn nước thải công nghiệp. Thì rất dễ mắc phải những căn bệnh như: ung thư, đột biến gen, bệnh về phổi…
Cách xử lý nước thải công nghiệp
Phương pháp hóa học
Trong phương pháp này thì ta có 2 phương án xử lý như sau:
- Oxi hóa khử: Những chất độc hại có trong nước thải như là Clo, Clorat canxi, bicromat, Kali… Thì nó sẽ có những phản ứng oxi hóa khử, sau đó thì nó được chuyển hóa thành những chất ít độc hại hơn. Rồi sau đó được tách ra khỏi nước thải.
- Trung hòa: Thì sử dụng những tác nhân trung hòa như: kiềm, axit. Hoặc là có thể sử dụng những vật liệu lọc axit. Để có thể trung hòa và giảm được mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Trước khi được thải ra ngoài môi trường.
Phương pháp sinh học
Với xã hội có công nghệ cao. Thì ta có thể lựa chọn những công nghệ để xử lý nước thải như:
- Công nghệ xử lý nước thải bằng tảo hoặc bèo tây
- Công nghệ xử lý nước thải AAO
- Công nghệ xử lý nước thải Johkasou
Trên đây chính là những ảnh hưởng của nước thải công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường. Mà vandieukhienvn tổng hợp.Có thể thấy, dù xã hội phát triển thì ta vẫn cần bảo vệ môi trường. Để tránh được sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy mà, mỗi nhà máy, xí nghiệp, công ty… Trước khi đưa nhà máy vào hoạt động thì nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tốt. Hơn hết là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!