Trong hệ thống chữa cháy hiện nay, thì thiết bị không thể thiếu được đó chính là: cuộn vòi chữa cháy. Đây là thiết bị nằm trong danh mục thiết bị chữa cháy. Là một thiết bị quan trong trong hệ thống chữa cháy đồng hồ. Vòi chữa cháy có chức năng là dẫn nước từ cấp nước đến nơi cháy. Dễ dàng di chuyển đến những vị trí khu vực lớn hoặc là hẹp. Là thiết bị mang đến việc lợi ích rất lớn, là cánh tay phục vụ đắc lực cho công tác chữa cháy.
Ngày nay, cuộn vòi chữa cháy không chỉ ứng dụng trong hệ thống chữa cháy mà nó còn được ứng dụng rất nhiều trong những lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp… Để giúp cho người dùng có thể tăng năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được cuộn vòi chữa cháy là gì? Tiêu chuẩn của một cuồn vòi chữa cháy như thế nào?
Cuộn vòi chữa cháy là gì?
Cuộn vòi chữa cháy hay còn được gọi là vòi cứu hỏa, vòi pccc, là một loại ống chịu được áp suất cao. Vòi này được kiểm soát bằng một van đóng mở, có thể điều chỉnh và dẫn van hoặc bọt chữa cháy để có thể dập tắt được các đám cháy.
Là loại vòi có dạng đường ống dẫn nước hoặc là những chất chống cháu chuyên dụng có áp suất cao từ 8 – 20 bar. Ngoài ra, nó còn được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam 7540:2009. Nên vòi có chịu được những áp lực cao, được dệt sợi tổng hợp, bên trong còn được tráng thêm một lớp cao su.
Với những đặc điểm này thì nó dẫn nước từ máy bơm, trụ cấp nước dập tắt đám cháy, vòi chữa cháy chính là phần thiết yếu của thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thiết bị thường có chiều dài là 20 – 30m.
Sau quá trình sử dụng, cuộn vòi chữa cháy thường được treo lên để làm khô nước. Vì nếu để nước đọng thì nó sẽ làm biến chất hoặc là ảnh hưởng đến chất lượng và ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Vì vậy, ta cần phải thường xuyên bảo hành, bảo dưỡng.
Khi ở ngoài trời thì vòi thường được gắn vào động cơ chữa cháy, nên cần gắn với trụ cấp nước hoặc máy bớm chưa cháy di động. Còn đối với môi trường trong nhà thì cần phải có hệ thống ống nước độc lập.
Ở hai đầu với chữa cháy có khớp nối dùng để kết nối một đầu với trục cấp nước. Còn đầu bên kia nối với lăng phun. Nó được làm bằng gang hoặc nhôm.
Lịch sử hình thành và phát triển vòi chữa cháy
Vòi chữa cháy được hình thành từ thế kỷ 19, những hầu hết nó các đám cháy chỉ được dập tắt một cách thô sơ như: vận chuyển bằng xô, chậu…
Nhưng đến năm 1860, việc sử dụng vòi chữa cháy được vận chuyển nước từ máy bơm đến khu vực đám cháy trở nên phổ biến hơn.
Chất liệu ban đầu làm vòi là được chế tạo từ da. Nhưng đến khoảng 1890 thì nó được thay thế làm bằng sợi vải dệt.
Nhưng vì không bền nên các vòi cháy làm bằng sợi lanh nhanh chóng bị thay thế và được làm bằng cao su. Và nó được sử dụng đến những năm 1960.
Sau khi phát minh ra quá trình lưu hóa như một phương tiện để biến cao su thô là thành một sản phẩm cứng, hữu ích hơn. Thời gian sau thì thiết bị dần dần được thay đổi. Từ một thiết bị cồng kềnh được chuyển sang vòi chữa cháy không có lớp lót. Sau đó, thì nó được chuyển sang hẳn vòi chữa cháy cao su có nhiều lớp ống lót. Nó được làm từ sợi tổng hợp và được tráng thêm một lớp cao su.
Thời kỳ hiện nay, thì vòi chữa cháy được dệt từ những loại vải tự nhiên và tổng hợp, có độ đàn hồi cao và được tráng thêm một lớp bên trong, lớp này chủ yếu là cao su. Và những chất liệu này thì nó cho phép chữa cháy lưu chất cháy ướt mà không bị hỏng hóc. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống lại những tác hại của việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng như là hóa chất.
Với chất liệu này nó còn giúp loại bỏ không khí bên trong. Với loại này thì vòi nó trở nên nhỏ hơn, Nó còn cho phép người dùng có thể cuộn gọn lại được lưu trữ trong cùng một hộp đựng phương tiện chữa cháy.
Nguyên liệu làm cuộn vòi chữa cháy là gì?
Hiện nay, hầu hết đều sử dụng chất liệu sợi tổng hợp như: sợi polyester; hoặc nylon bên tròn được tráng thêm PVC. Các sợi tổng hợp này nó cung cấp thêm độ bền và khả năng chống được sự mài mòn tốt hơn. Và nó còn có trọng lượng nhẹ hơn, có thể nhuộm được nhiều màu khác nhau. Hoặc có thể để màu tự nhiên, tùy theo nhu cầu của người dùng.
Cấu tạo của cuộn vòi chữa cháy
Vòi chữa cháy có cấu tạo khá là đơn giản, nó được cấu tạo từ những thành phần chính như sau:
Lớp định hình
Lớp này thì được dệt từ những sợi tự nhiên hoặc là những sợi tổng hợp như: sợi lanh, bông, nylon, polyester. Đấy đều là những thành phần chính quyết định đến khả năng chịu áp lực của vòi. Với những sản phẩm được dệt chắc chắn và được làm từ những chất liệu tốt thì nó có thể chịu áp lực lên tới 20 bar.
Lớp chống thấm bên trong
Với lớp này thì nó sẽ được làm từ những chất liệu tốt. Thường được làm bằng cao su tổng hợp. Lớp cao su này có khả năng chống được những hóa chất, nhiệt độ cao và giúp chống thấm lưu chất ra bên ngoài.
Lớp bảo vệ bên ngoài
Lớp bảo vệ này thì được làm chất liệu tốt, có thể chống được áp lực, nhiệt độ và những tác động từ bên ngoài môi trường. Vì vậy, nó được làm bằng cao su kết hợp với các thành phần bọc với mục đích là chống mài mòn và nhiệt độ cao.
Bộ phận kết nối
Bộ phận này thì thường được làm từ gang, nhôm… Là bộ phận được dùng để kết nối với nguồn cấp với bộ phận lăng phun chữa cháy. Khớp nối được cố định ở hai đầu vòi chữa cháy. Khi bảo quản vòi thì khớp được cuộn lại và nó được đặt trên hộp ủ chữa cháy rất dễ dàng.
Phân loại vòi chữa cháy
Trên thị trường hiện nay, thì nó được phân loại ra làm mấy loại như sau:
Cuộn vòi tấn công
Vòi tấn công là loại vòi mềm, được bọc thêm một lớp vải. Nó được dùng để dẫn nước từ máy bơm chữa cháy cho đến vòi phun để đến được vị trí của đám cháy. Loại vòi này thì nó có đường từ 1,5 đến 3 in ( tương đương với 38 đến 76mm). Ngoài ra, nó được thiết kế để có thể hoạt động được áp suất lên đến khoảng 400 psi (2.760). Chiều dài tiêu chuẩn là 50 ft (15,24m).
Cuộn vòi cấp và tiếp nước
Đây cũng là loại vòi mềm, có đường kính lớn và được bọc vải. Loại này thì được sử dụng để dẫn nước từ họng nước ở xa đến máy bơm chữa cháy hoặc là để nước từ máy bơm này sang máy bơm khác ở một khoảng cách xa. Và vòi này có đường kính từ 3,5 đến 5,0 in ( 89 đến 127mm). Được thiết kế với áp suất lên đến khoảng 300 psi ( tương đương với 2.070 kPa) đối với những đường kính nhỏ. Còn đối với những đường kính lớn thì lên đến 200 psi ( khoảng 1.380Mpa). Chiều dài tiêu chuẩn là 100 ft (30, 48m).
Cuộn vòi chữa cháy lâm nghiệp
Vòi chữa cháy lâm nghiệp là một ống mềm, được bọc thêm vải. Sử dụng với mục đích là chữa cháy trên cỏ và cây cối. Hoặc là những nơi cần một ống nhẹ để di chuyển trên địa hình dốc và gồ ghề. Loại vòi này thì nó có đường kính là 1,0 và 1,5 in (25 và 38mm), được thiết kế để có thể hoạt động ở áp suất đến khoảng 450 psi (3.100 Mpa). Chiều dài tiêu chuẩn là 100 ft (30,48m).
Cuộn vòi tăng áp
Loại vòi mềm được bọc thêm một lớp cao su, thành dày. Được dùng để chữa các đám cháy nhỏ. Loại này thì nó vẫn giữ được mặt cắt trong. Với điều kiện khi nó không chịu áp lực và thường được đặt trên cuộn của máy bơm chữa cháy, được cất giữ bằng phẳng. Vòi tăng áp có đường kính 0,75 và 1,0 in ( 10 – 25mm), áp suất lên đến 800 psi (5.520 Mpa). Chiều dài tiêu chuẩn là 100ft (30, 48m).
Cuộn vòi hút
Vòi hút hay nó còn có tên gọi la ống hút cứng. Thường được là một ống mềm được bọc cao su. Nửa cứng của nó được làm từ các vật liệu gia cố bên trong bằng kim loại. Loại này thì được dùng để hút nước từ các nguồn không có áp suất như: ao, sông…. Vòi hút cứng vì nó được tạo thành từ nhiều lớp cao su và vải dệt thoi bao bọc một vòng xoắn bên trong của dây thép. Đường kính ống hút là 2,5 đến 6,0in (64 đến 152mm). Chiều dài tiêu chuẩn 10ft (3,05m).
Tiêu chuẩn cuộn vòi chữa cháy tốt
Để có một cuộc vòi chữa cháy tốt thì nó cần phải có những tiêu chuẩn sau:
- Khối lượng tối đa của mỗi cuộn vòi nó phải dao động từ 11,5 – 36kg, nó phụ thuộc vào kích cỡ vòi.
- Độ dài cuộn phải có kích thước tối đa là 20m +- 0,2m. Nó phụ thuộc vào từng trường hợp mà chiều dài này có thể thay đổi. Nhưng nó không được ngắn hơn 10m.
- Khi thử nghiệm thì áp suất thử lực của nó phải lớn hơn 0.4Mpa, áp suất thủy lực làm việc thật sự. Và vòi có thể chịu được áp suất thủy lực nó sẽ đảm bảo cho chất dẫn chữa cháy. Nó không bị thấm quá 3 vị trí trên toàn bộ cuộn vòi.
- Chiều dài bên trong được tráng thêm một lớp cao su của cuộn vòi nó không được quá 1,5mm. Và lớp cao su thì nó không được chênh lệch quá 90,5mm so với chiều dày.
- Áp lực của nước chảy qua vòi thì thông thường nó được dao động khoảng từ 8 – 20 bar, đôi khi nó lên đến 83 bar.
- Cuối cùng là độ bền liên kết của cao su với lớp vải bao không được nhỏ hơn 50N. Còn đối với trường hợp bằng sợi có chiều dài 50mm.
Hướng dẫn sử dụng cuộn vòi chữa cháy
Để có thể sử dụng tốt thì ta cần phải lắp sử dụng tốt. Và ta cần sử dụng theo những bước sau:
- Bước 1: Khi bắt đầu sử dụng, ta cần nhanh chóng mang cuộn vòi từ hộp tủ đồ chữa cháy.
- Bước 2: Trải cuộn dây ra, lắp đầu vòi bơm vào khớp nối của dây cứu hỏa.
- Bước 3: Rồi ta kéo cuộn dây cứu hỏa ra, sao cho cuộn dây không được gấp khúc. Đưa đầu khớp của dây cứu hỏa khác lắp vào khớp nối của dây cứu hỏa ở trên.
- Bước 4: Sau khi mà lắp xong thì ta cần một người đi ra phía trước cầm đầu vòi bơm. Đối với người cầm thì phải chắc bằng hai tay. Rồi vòi nước tì vào các điểm gần chất, cho đầu vòi hơi hướng lên trên về phía đám cháy.
- Bước 5: Chạy máy bơm nước để có thể tiến hành cứu hỏa.
*Chú ý:
- Trong quá trình sử dụng vòi rồng thì luôn có người thứ hai hỗ trợ người cầm vòi
- Đảm bảo các van khóa đóng và không bị gập vòi
- Đọc kỹ các bước cần biết cách sử dụng vòi chữa cháy giúp cho việc chữa cháy được hiệu quả hơn.
Cách cuộn vòi chữa cháy đơn giản và nhanh chóng
Cách cuộn vòi chữa cháy thì có 2 cách đơn giản như sau:
Cuộn thẳng vòi chữa cháy
Loại này thì thường được áp dụng khi vòi được đặt trong tủ PCCC hoặc là phía sau xe cứu hỏa. Để cuộn vòi thì bạn cần phải đặt ống phẳng trên bề mặt sạch. Cuộn đầu ống nối với khớp nối lại với nhau.
Lưu ý: khi cuộn, các cạnh thẳng hàng với các ống còn lại để có thể đảm bảo được vòi cuộc tròn và được cân đều. Sau quá trình cuộn vòi hoàn tất thì bạn cần đặt lên mặt phẳng, rồi dùng chân dẫm lên cho đều.
Cuộn tròn vòi chữa cháy
Tương tự như phương pháp cuộn thẳng, bạn hãy gấp vòi làm đôi. Đầu vòi nằm ở phía trên cách đầu đối diện khoảng 60cm và chúng ta tiến hành bắt đầu cuộn.
Ngoài ra, thì bạn có thể đặt cả 2 đầu ống ở cạnh nhau. Sau đó, thì cuộn vòi lên từ phía gấp. Chia thành 2 vòi 2 cuộn khác nhau. Cách làm này thì nó sẽ giúp cuộn đó nhỏ gọn và tiện lợi. Nó dễ dàng mang theo.
Ở trên chia sẻ liên quan đến cuộn vòi chữa cháy. Mong qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm được Cuộn vòi chữa cháy là gì? Tiêu chuẩn cuộn vòi chữa cháy… Có thể thấy rằng, đây là một thiết bị không thể thiết được trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Là một thiết bị vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Nếu bạn còn thắc mắc bạn có thế liên hệ với chúng tôi qua hotline. Để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ.