Khi nhắc đến chất xyanua, thì chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến một hợp chất hóa học cực kỳ độc hại. Chất hóa học này có thể gây ra cái chết tức thì, dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ. Vậy xyanua là gì? Và xyanua có ở đâu? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Xyanua là gì?
Xyanua là một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N). Trong hợp chất này thì bao gồm một nguyên tử cacbon. Những C này nó sẽ liên cảnh với nguyên tử nitơ. Và nó được tìm thấy trong các chất được hình thành từ hai hay nhiều hóa chất. Tuy nhiên, chất natri xyanua với kali xyanua là một trong 2 hợp chất đơn giản. Đây cũng chính là những hợp chất hiện hữu trong môi trường hiện nay. Và nó cũng là kết quả tất yếu của những hoạt động công nghiệp.
Nếu chẳng may bạn tiếp xúc với chất độc này. Nó sẽ gây ra những hệ quả như sau:
- Nếu tiếp xúc với một lượng lớn. Thì nó có thể gây tổn thương cho não và tim mạch.
- Còn nếu tiếp với một lượng nhỏ. Thì có thể gây ra những biểu hiện như: khó thở, đau tim, nôn mửa, đau đầu, làm rộng tuyền giáp…
- Và chỉ cần với lượng khoảng 50mg – 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua. Thì nó có thể chết người ngay lập tức, đối với người trưởng thành.
Nguồn gốc của xyanua
Khi nhắc đến chất xyanua được hình thành từ đâu? Thì nó được hình thành từ những nguồn gốc chính như sau:
- Từ quá trình công nghiệp: Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước. Chính là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ hoặc công nghiệp hóa những chất hữu cơ. Và chất này xuất hiện nhiều nhất trong ngành công nghiệp luyện thép. Vì nó chính là chất độc chính tạo ra sự ô nhiễm môi trường.
- Từ các nguồn khác: Nó có thể xuất phát từ xe cộ, ngành công nghiệp hóa học. Hoặc là chất đốt từ những người dân. Hoặc xuất phát từ thuốc trừ sâu có chứa xyanua. Và Cyanide có trong những bãi chôn lấp, có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
- Ngoài ra, xyanua còn được tìm thấy trong môi trường tự nhiên.
Xyanua độc như thế nào?
Nếu chất xyanua đi vào cơ thể của một người. Thì nó sẽ khiến cho các tế bào của của cơ thể, không thể nào tiếp nhận hoặc là sử dụng được oxy. Dần dần con người không thở được và dẫn đến tử vong. Vì khi tim và não sử dụng đến rất nhiều oxy. Và đây cũng chính là 2 bộ phận quan trọng. Nên nó ảnh hưởng nhiều nhất khi mà cơ thể bị nhiễm xyanua.
Và mức độ ngộ độc do xyanua nó phụ thuộc vào lượng mà người dùng tiếp xúc. Lộ trình tiếp và thời gian tiếp xúc.
Xyanua có ở đâu?
Khi nhắc đến xyanua thì ta có thể nhận biết từ những loại thức ăn. Và được chế biến từ các loại thực vật như: quả hành, hạt chồi của cây kê, cây đậu tương, đậu nành; rau bi-na, rau chân vịt, măng tre. Hoặc là có trong những rễ cây sắn và bột sắn, hạt tapioca.
Đặc biệt hơn là trong măng tươi thì nó có hàm lượng xyanua rất rất cao – khoảng 230mg, cho một kg măng củ.
Và phần lớn thì lượng xyanua này nó có trong nước và đất. Điều này là sự xuất phát từ chất thải công nghiệp. Và nguồn thải chính là từ quá trình khai thác mỏ. Hoặc trong những ngành công nghiệp hóa chất hữu cơ, ngành công nghiệp liên quan đến sắt, thép. Nhất là những ngành công nghiệp luyện thép. Đây chính là những môi trường có lượng nước thải lớn. Và nó chứa nhiều hàm lượng chất độc xyanua.
Với xã hội hiện đại ngày nay, thì nó không chỉ ảnh hưởng từ các ngành công nghiệp. Mà nó còn được tìm thấy từ những khí thải của những phương tiện giao thông. Từ công nghiệp hóa học. Hoặc là chất đốt của hộ gia đình. Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong nông nghiệp, từ những gói thuốc trừ sâu. Tất cả đều chứa chất xyanua.
Ở phần trên là những lý do để lý giải cho câu hỏi: xyanua có ở đâu? Hi vọng qua phần này, thì giúp bạn tránh được việc tiếp xúc với chất độc hại này.
Đặc điểm tính chất của xyanua
Tính chất vật lý của xyanua
- Đây là một hợp chất tồn tại ở dạng tinh thể có màu trắng. Và nó thường ở dạng bột.
- Khí hydro xyanua là một hợp chất không màu nhưng nó lại có vị đắng như quả hạnh nhân.
- Nhiệt độ có thể nóng chảy: 634 độ C
- Khối lượng riêng: 1,52g/cm3
- Đồ hoà tan trong nước là 25 độ C, là 71,6g/100g. Và khi nhiệt độ của môi trường dưới 0 độ C, thì xyanua không thể hòa tan được.
- Phân tử khối chính 65,12 đơn vị cacbon ( C )
Tính chất hóa học của xyanua
- Khi xét về tính chất hóa học của hợp chất này, thì nó là muối. Là muối của axit xyanua. Và cũng một loại axit yếu. Loại này nó còn yếu hơn cả H2CO3, nên nó dễ bị các axit mạnh hơn đẩy ra khỏi dung dịch muối của nó.
PTHH: 2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN
- Ngoài ra, nó còn có tác dụng với oxy trong không khí. Để có thể tạo thành xyanat.
PTHH: 2CN− + O2 → 2CNO-
- Ở dung dịch loãng thì nó có nòng độ là 1/5000, HCN bị phân hủy hết trong vòng 5 tháng:
PTHH: HCN + 2H2O → HCOONH4
2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O
- Muối kim loại kiềm xyanua bị CO2 trong không khí phân hủy. Và nó tạo thành hợp chất HCN
PTHH: 2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3
- Muối xyanua nếu tan trong nước, thì nó tạo với những xynua không tan thành các ion phức.
Phản ứng với axit tạo thành axit xyanic. Đây là một loại chất độc cực mạnh, dễ bay hơi
- Khi tác dụng với đồng:
2Cu + 2H2O + 4KCN → H2 + 2KOH + 2K[Cu(CN)2]
Phương pháp điều chế xyanua
Chắc hẳn bạn cũng đặt câu hỏi xyanua có ở đâu? Có phương pháp gì để điều chế hay không? Vậy dưới đây là quy trình để có thể điều chế được xyanua.
Để điều chế được xyanua thì người ta sản xuất theo quy trình Andrussow. Trong đó, hydro xyanua đang ở dạng khí. Và được sản xuất từ metan và amoniac, với sự có mặt của khí oxy và chất xúc tác chính là bạch kim.
2CH4 + 2NH3 + 3O2 → 2HCN + 6H2O
Hoặc ta có thể điều chế theo một số cách khác như sau:
- N2 + CH4 → HCN + NH3 → NH4CN + KOH → KCN + NH3 + H2O
- 4C + K2CO3 + N2 → 3CO + 2KCN
- H2O + K3[Fe(CN)6] → KCN + K2[Fe(H2O)(CN)5]
Và đối với natri được sản xuất bằng cách ta cho hydro xyanua phản ứng với xút”
Ta có: HCN + NaOH → NaCN + H2O
Khi bị nhiễm độc xyanua thì phải làm sao?
Các giai đoạn khi nhiễm độc xyanua
Khi nhiều với một lượng xyanua do hấp thụ qua da hoặc hít thở. Hoặc ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc… Thì người mắc sẽ có một biểu hiện như: chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu; buồn nôn, ói mửa… Hoặc là tim đập nhanh và mạch kéo theo cảm giác bồn chồn…
Còn nếu tiếp xúc với một lượng lớn, thì nạn nhân còn có một số biểu hiện như: co giật, mất ý thức, tụt huyết áp… Và dần dần nó dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Và trong quá trình nhiễm độc thì nó trải qua những giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn kích động: Nạn nhân sẽ có những biểu hiện lo lắng, kích động. Sau đó, thì thở nhanh và gây ra hiện tượng lú lẫn.
- Giai đoạn 2: Nạn nhân sẽ có biểu hiện lên cơn co giật, khó thở và tụt huyết áp. Rồi dẫn đến khó thở.
- Giai đoạn 3: Giảm trương lực cơ và mất đi những phản xạ tự nhiên. Rồi dẫn đến trụy tim, hạ oxy trong máu và cuối cùng là tử vong.
Cách sơ cứu khi nhiễm độc
Khi phát hiện nạn nhân nhiễm chất độc. Thì việc đầu tiên cần làm chính là cho nạn nhân thở oxy.
Nếu ngộ độc qua đường ăn uống, thì cho nạn nhân ăn đường. Vì trong đường glucozo nó có khả năng làm chậm lại quá trình gây độc chất xyanua. Và nó giúp bảo vệ được các tế bào. Bằng những liên kết hóa học với xyanua. Ngay sau đó, thì cần đưa nạn nhân đến ngày cơ sơ y tế gần nhất. Để được cấp cứu kịp thời.
Trên đây là những thông tin về xyanua là gì? Xyanua có ở đâu? Và những vấn đế liên qua khác mà vandieukhienvn, đã tổng hợp lại. Mong qua bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm được kiến thức. Và biết cách xử lý kịp thời khi không may nhiễm phải chất độc hại này.
Và cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài chia sẻ. Hẹn gặp bạn ở những bài tiếp theo. Chúc bạn có một ngày vui vẻ.