I.Van điều khiển khí nén là gì?
Van điều khiển khí nén tên Tiếng Anh Là Pneumatic Control Valves. Là thiết bị truyền động khí nén. Khi khí nén được cấp vào bộ truyền động, sẽ được chuyển đổi thành động năng tạo momen xoắn làm xoay trục của thân van giúp van đóng hoặc mở. Bộ truyền động khí nén có khả năng lắp đặt được với đa dạng các chủng loại thân van.
II.Cấu tạo van điều khiển khí nén
Cũng giống như van điều khiển điện, thì van điều khiển khí nén cũng cấu tạo thành 2 phần cơ bản là phần đầu điều khiển khí nén hay phần truyền động khí nén và phần van cơ (phần thân van).
Ngoài ra, còn có một số bộ phận phụ trợ như: Hộp hiển thị đóng mở (Limit switch box).Bộ điều tiết khí nén hay bộ tuyến tính (Positioner), tiêu âm, bộ lọc khí nén, van điện từ ( solenoid valve airtac).
-
Phần truyền động bằng motor khí nén:
Đây là phần quan trọng có chức năng cấp khí, chuyển đổi năng lượng khí nén tạo lực làm van đóng/mở. Phần điều khiển này có 2 kiểu tác động là tác động đơn (single acting) và tác động kép (double acting)
-
Phần thân van
- Là các dạng van cơ như van bi, van bướm, van cầu, van cổng, van dao…, các loại loại van này có cấu tạo từ các vật liệu như : gang, thép, inox, nhựa, đồng.cùng các lớp gioăng như cao su, NBR, PTFE,.… Phù hợp với từng loại lưu chất khác nhau như nước sạch, nước thải, hơi nóng,…
3.Các phần phụ khác:
-
Limit Switch box (hộp hiển thị đóng mở hay công tác giới hạn:
Bộ phận này có chức năng báo trạng thái đóng/mở (ON/OFF) của van. Giúp người nhìn quan sát rõ bằng mắt thường. Ngoài ra, nó còn gửi tín hiệu đóng mở về tủ điều khiển, giúp người dùng dễ dàng biết được trạng thái hoạt động của van.
-
Bộ định vị điều tiết khí nén (Positioner)
– Dùng với van điều khiển khí nén kiểu tuyến tính: Được dùng với mục đích điều tiết lưu lượng môi chất bằng cách điều tiết lượng khí nén truyền đến thiết bị truyền động từ đó tạo ra cac góc mở khác nhau để điều tiết tốc độ và lưu lượng môi chất đi qua van.
-
Tiêu âm hay còn gọi là giảm thanh:
- Khi khí nén được đưa vào hệ thống và thoát ra ngoài sẽ tạo tiếng ồn lớn.Vì vậy, tiêu âm có chức năng lưu thông khí nén, điều áp và giảm tiếng ồn. Tiêu âm khí nén được dùng cho motor điều khiển khí nén, van điện từ khí nén, xy lanh khí nén…
-
Bộ lọc khí nén
Chúng ta biết rằng trong không khí luôn lẫn nước và các tạp chất khác.Vì vậy, cần lắp thêm bộ lọc khí nén để loại bỏ các tạp chất đó ra khỏi nguồn khí nén trước khi đưa vào hệ thống.
Bộ lọc khí nén có thể tách nước, tách các chất cặn bã, chất bẩn, duy trì và điểu chỉnh áp suất khí. Giúp bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của thiết bị và hệ thống hoạt động ổn định hơn…
-
Van điện từ (Solenoid valve airtac):
Hay còn gọi là van đảo chiều. Có nhiệm vụ đóng ngắt khí nén và điều chỉnh hướng đi của khí nén đi qua van. Thiết bị này thường sử dụng điện áp để điều khiển khí nén, với các điện áp phổ biến là 220V,24V,12V…
-
Cơ chế Hoạt động van khí nén
Như tôi đã giới thiệu ở trên, dòng van điều khiển khí nén có 2 kiểu hoạt động là kiểu tác động đơn và kiểu tác động kép. Với mỗi kiểu tác động thì có cơ chế hoạt động khác nhau.
- Tác động kép: đây là kiểu hoạt động đơn giản, khi cấp khí vào bộ điều khiển qua cổng A thì sẽ được thoát ra ngoài qua cổng B, lúc này van mở. Để duy trì trạng thái mở thiết bị phải luôn được cấp khí. Ngược lại, nếu muốn van đóng thì phải cấp khí vào cổng B.
- Tác động đơn: Khác với kiểu tác động kép, đầu khí nén kiểu tác động đơn có thêm lò xo ở 2 đầu. Chính vì vậy, khi ta cấp khí vào một đầu của thiết bị truyền động thì nhờ lực ép của lò xo ép piston về 2 bên làm cho van mở, và khi ngừng cấp khí thì nhờ lực đàn hồi của lò xo làm cho piston trờ lại vị trí ban đầu, lúc này van đóng
IV.Ưu và nhược điểm của van động cơ khí nén
1.Ưu Điểm
– Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ dễ dàng vận chuyển, bảo trì bảo dưỡng vày thay thế khi bị hỏng hóc.
– Vận hành tự động có thể điều khiển từ xa. Vì vậy, có thể lắp đặt ở vị trí trên cao, dưới sâu và nguy hiểm.
– Thời gian đóng mở nhanh chỉ từ 1-2s. Phù hợp với hệ thống yêu cầu đóng mở nhanh mà van điều khiển điện không đáp ứng được
– Van không cần dùng đến điện áp nên an toàn không gây hiện tượng nhiễm điện, chập cháy. Phù hợp cho các hệ thống dẫn lưu dễ cháy nổ hoặc lắp đặt gần vị trí cấm lửa.
– Sản xuất theo tiêu chuẩn kháng nước, kháng bụi IP67, IP68. Ngoài ra, được phủ lớp epoxy giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ của thiết bị.
– Giá của bộ truyền động khí nén rẻ hơn nhiều so với truyền động bằng điện.
– Đa dạng về kích thước, chất liệu đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác khau.
2.Nhược điểm:
– Để sử dụng van điều khiển khí nén cần phải có sẵn hệ thống cấp khí (nguồn khí có sẵn)
– Đối với dòng van lắp bộ tuyến tính cần độ chính xác và tỉ mỉ cao
V.Ứng dụng của van khí nén
Với cấu tạo đơn giản nhưng lại hiệu quả và tự động hóa cao. Van điều khiển khí nén được sử dụng khá phổ biến:
- Ứng dụng trong các ngành công ngiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, hóa chất, sản xuất giấy…
- Sử dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, nước thải, hệ thống PCCC, Chiller, Lò hơi, nồi hơi, hệ thống sấy…
- Sử dụng trong các khu công nghiệp, khu dân cư…
- Ứng dụng trong hệ điều tiết và điều chế
VI.Các loại van điều khiển khí nén
-
Van bi điều khiển khí nén:
Sự kết hợp giữa thân van cơ là van bi và động cơ khí nén, Van bi khí nén có đa dạng về mẫu mã, kích thước, chất liệu và kiểu kết nối (lắp ren, raco, lắp bích, hàn), phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng. Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mang tính tự động hóa cao
-
Van bướm điều khiển khí nén
Với đặc điểm thiết kế than van nhỏ gọn, tốc độ đóng mở khá nhanh 1-2s. Có kiểu kết nối mặt bích và wafer đa tiêu chuẩn nên dễ dàng sử dụng và lắp đặt.
-
Van cầu điểu khiển khí nén:
Là dòng van đặc thù thường được sủa dụng trong các hệ thống có nhiệt độ cao hơi nóng, khí đốt, dầu hỏa, …
-
Van Y xiên khí nén :
Cũng giống như các loại van khí nén khác, dòng van này có đặc điểm nhỏ gọn, giá thành thấp hơn các dòng van khác cùng chất liệu.
-
Van cổng dao điều khiển khí nén:
Có đặc điểm chống ăn mòn và chịu được tác động từ môi trường bên ngoài. Thường được dùng trong các ngành công nghiệp như bột giấy, xi măng, các nhà máy sử dùng lưu chất có lẫn tạp chất.
VII.Thông số kỹ thuật chung của van điều khiển khí nén
- Kích thước van ren: Từ DN15 đến DN50
- Kích thước van mặt bích: Từ DN50 đến DN500
Chất liệu:
- Phần van cơ : inox, gang, nhựa, đồng, thép..
- Phần điều khiển: Hợp kim nhôm
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25
- Nhiệt độ: -10 – 180oC
- Áp lực khí nén vào: 0-8 bar
- Kiểu kết nối: Lắp ren, lắp bích, rắc co, hàn
- Tiêu chuẩn: Wafer, DIN, BD, ANSI, JIS
- Môi trường khí nén, chất lỏng, hơi nóng, hóa chất, …
- Thời gian bản hành 24 tháng
VIII.Tính năng và lợi ích của van điều khiển khí nén
- Tính linh hoạt và hiệu suất cao
- Giảm tiêu hao năng lượng và tăng độ an toàn cho hệ thống
IX. Một số hình ảnh thực tế hệ thống lắp van điều khiển khí nén
X.Mua van khí nén ở đâu giá rẻ?
Tuấn Hưng Phát là đơn vị đi đầu trong ngành van công nghiệp. Với gần 15 năm ra đời và phát triển, Công ty chúng tôi đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam.
Hiện tại, đối với dòng van điều khiển khí nén, Công ty chúng tôi đang độc quyền phân phối 2 hãng Haitima- Đài Loan và Kosaplus – Hàn Quốc.Giá cả ưu đãi, thời gian bảo hành lên đến 24 tháng, cung cấp đầy đủ giấy tờ CO, CQ, PKL.
Quý khách hàng có nhu cầu xin liện hệ :
Công ty TNHH TM Tuấn Hưng Phát
VPGD: Số 25 LK13 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hoặc liên hệ qua số hotline: 0867.002.368 để được tư vấn chi tiết.