Khi nhắc đến những thiết bị trong gia đình, thì ta không thể không nhắc đến contactor. Đây chính là một thiết bị không thể thiếu trong gia đình. Hoặc là những công trình kiến trúc, khu công nghiệp. Vậy contactor là gì? Và ký hiệu contactor là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Contactor là gì?
Contactor là một thiết bị công tắc được điều khiển bằng điện. Và được sử dụng để chuyển mạch. Nó tương tự như relay, nhưng nó lại có dòng điện định mức cao hơn.
Contactor có chức năng là đóng hoặc ngắt sự kết nối giữa nguồn điện với tải. Ngoài ra, dòng điện điều khiển công tắc tơ thấp hơn nhiều so với dòng điện đóng hoặc cắt tải. Không chỉ có vậy công tắc tơ khi mà kết hợp với rơ le nhiệt. Thì nó được gọi là khởi động từ.
Cấu tạo của contactor
Thiết bị này được cấu tạo từ 3 bộ phận chính:
- Nam châm điện: trong phần này thì nó gồm có một cuộn dây. Được dùng để có thể tạo ra được lực hút nam châm. Sau đó, thì đến lõi sắt và cuối cùng đến lò xo. Lò xo có tác dụng đẩy nắp trở về vị trí ban đầu.
- Vỏ bảo vệ: Lớp vỏ bên ngoài thì được làm bằng nhựa và có thể chịu được nhiệt. Với bộ phận này thì nó được làm từ vật liệu cách nhiệt( như bakelite, nylon…). Với công tắc khung – hở, và được thêm một lớp vỏ bảo vệ. Để có thể bảo vệ được bụi bẩn, độ ẩm…
- Hệ thống tiếp điểm gồm: tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ
- Tiếp điểm chính: là tiếp điểm thường được hở đóng lại. Và cấp nguồn điện vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm cho mạch từ hút lại. Với tiếp điểm này thì nó có khả năng cho dòng điện đi qua.
- Tiếp điểm phụ: Thì nó có 2 trạng thái: thường đóng và thường mở. Và nó có khả năng cho dòng điện đi qua tiếp điểm <5A. Còn đối với tiếp điểm thường đóng, thì nó là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng. Khi cuộn nam châm trong contactor không được cung cấp điện (và công tắc hiện đang ở trạng thái nghỉ). Và nó cũng sẽ mở khi mà contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.
- Lưu ý: Chúng ta thường hay nhầm lẫn công tắc tơ là khởi động từ. Nhưng thực chất thì công tắc tơ đó được gắn thêm relay nhiệt. Thì nó mới được gọi là khởi động từ. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về công tắc tơ là gì? Ký hiệu contactor. Thì nên nhớ điều này nhé!
Nguyên lý hoạt động của contactor
Khi cuộn dây của contactor được cấp nguồn điện. Thì cuộn dây ngay lập tức trở thành một nam châm điện. Và nó tạo một lực hút lớn hơn lực của lò xo. Lực này nó sẽ kéo tiếp điểm di động về phía tiếp điểm tỉnh. Để có thể tạo thành được một mạch kín cho phép dòng điện đi qua. Nhờ vào các bộ phận kết mà những tiếp điểm phụ. Cũng sẽ được đổi trạng thái từ đóng sang mở. Và ngược lại.
Còn khi cuộn dây không được cấp điện thì lò xo sẽ giãn ra. Và đẩy bộ phận tiếp điểm di động trở về vị trí ban đầu. Và tiếp điểm chính của contactor sẽ trở về trạng thái mở. Đồng thời lúc đó các tiếp điểm phụ cũng sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Tại sao nên sử dụng contactor?
Contactor được sử dụng nguồn điện áp điều khiển thấp. Để có thể đóng cắt tải với điện áp cao, dòng điện cao. Nên nó được sử dụng như là một bộ khuếch đại công suất.
Ví dụ như: trường hợp sử dụng PLC, để có thể điều khiển được động cơ 3 pha với điện áp 380V. Thì ngõ ra của PLC chỉ có thể điều khiển tải 24V – 220V, đối với dòng điện nhỏ. Còn nếu kết nối trực tiếp với tải điện áp cao. Thì dòng điện lớn sẽ dẫn đến hư hỏng ngõ ra. Và trong trường hợp này, thì chúng ta sẽ sử dụng PLC. Để điều khiển contactor đóng cắt động cơ.
Ký hiệu contactor
Khi nhắc đến ký hiệu contactor thì mỗi nơi nó sẽ có những tiêu chuẩn riêng về quy ước và ký hiệu. Với có những ký hiệu cho cuộn dây, ký hiệu cho tiếp điểm thường đóng. Hoặc là những ký hiệu các tiếp điểm trên contactor dạng thường mở. Còn đối với từng tiêu chuẩn Châu Âu. Thì tiêu chuẩn Mỹ và Liên Xô sẽ có 3 cách ký hiệu dưới đây.
Phân loại và ký hiệu contactor
– Phân loại contactor: Nó được phân loại dựa theo nhiều kiểu khác nhau:
- Phân loại theo điện áp: Sẽ được phân ra làm công tắc tơ một chiều và xoay chiều (DC và AC).
- Theo điện áp cuộn hút: Đối với điện xoay chiều: thì công tắc tơ 220V, 380V. Còn đối với điện áp một chiều: công tắc tơ 24V, 48V.
- Phân loại theo dòng điện làm việc: công tắc tơ 9A, 12A, 18A…
- Phân loại theo nguyên lý truyền động: công tắc tơ điều khiển từ, kiểu thủy lực…
- Theo số cực của tiếp điểm chính: công tắc tơ 1P, 2P, 3P, 4P. Trong đó, thì dòng công tắc tơ 3 cực được sử dụng phổ biến và thông dụng trong ngành công nghiệp.
– Các ký hiệu contactor trong bản vẽ điện
Ưu điểm của contactor
- Là thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp. Được dùng để điều khiển đóng hoặc là cắt động cơ 3 pha. Và hiện nay, với quy trình tự động hóa thì càng ngày càng phức tạp. Nên đây là một thiết bị có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp.
- Ngoài ra, công tắc tơ còn được sử dụng để điều khiển trung tâm các hệ thống chiếu sáng lớn. Như tòa nhà văn phòng. Và nó có thể dùng các vi điều khiển hay thiết bị tự động điều khiển đèn sáng theo thời gian lập trình sẵn.
- Điều khiển tụ bù: có thể đóng cắt các tụ bù vào lưới điện. Để có thể bù công suất phản kháng. Và công tắc tơ được dùng trong hệ thống bù tự động. Được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù. Nó giúp đảm bảo việc đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.
Ứng dụng của contactor
- Có thể điều khiển được đèn chiếu sáng: Điều khiển contactor bằng rơ le thời gian. Hoặc PLC để đóng ngắt điện cấp cho đèn chiếu sáng bật/tắt đúng giờ quy định.
- Trong ngành công nghiệp. Thì thường dùng contactor kết hợp với relay nhiệt, để có thể bảo vệ động cơ. Vì khi dòng động cơ lên cao quá mức. Nó sẽ tác động qua relay để ngắt nguồn cấp cho contactor.
- Đối với mạch khởi động. Thì động cơ 3 pha công suất lớn. Thì mạch sẽ được thiết kế hình 3 sao. Để có giảm dòng khởi động. Sau đó, thì chuyển sang mạch tam giác để chạy ổn định.
- Contactor được dùng trong hệ thống bù tự động động. Được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù. Nhằm cho sự đóng ngắt các cấp tụ phù hợp với tải.
- Ngoài ra, thì còn được sử dụng trong nhiều ứng dụng contactor trong nhiều công nghiệp và dân dụng.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến contactor là gì? Ký hiệu contactor?. Mà vandieukhienvn tổng hợp. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm được contactor. Ngoài ra, dựa vào ký hiệu contactor thì bạn có thể nhận biết được loại công tắc tơ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn vào bài viết tiếp theo. Chúc bạn có một ngày tốt lành!