Cách chỉnh van an toàn máy nén khí không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải có nghiệp vụ nhất định để đảm bảo điều chỉnh van nhanh chóng, hiệu quả và cho năng suất tốt. Vậy cách điều chỉnh như thế nào? Mời các bạn cũng theo dõi ngay dưới đây nhé!
Van an toàn là gì?
Van an toàn là dòng van dùng để bảo vệ hệ thống ống nước tránh khỏi tình trạng mức áp suất vượt ngưỡng quy định. Có nghĩa là khi có bất kỳ hệ thống nào chứa lưu chất được cài đặt về một chỉ số áp lực cho phép đã quy định đi qua van an toàn, thì sản phẩm này sẽ có vai trò ổn định áp lực bên trong đường ống đó.
Dòng van này thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi, hệt thống nước bên trong những khu công nghiệp hay tòa nhà. Van an toàn được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: đồng, gang, thép, inox,.. Với đa dạng các loại van an toàn có thiết kế theo kiểu có nắp chụp và van an toàn tay giật.
Việc kết nối vào đường ống thông qua những dạng kết nối ren, kết nối mặt bích có đầy đủ các tiêu chuẩn kết nối như: BD, DIN, JIS, ANSI. Vì thế, nó có thể sử dụng được trong nhều loại kích thước đường ống khác nhau.
==> Tham khảo: Van bướm điều khiển khí nén
Cách chỉnh van an toàn máy nén khí hiệu quả
Việc sử dụng thường xuyên van an toàn trong thời gian dài có thể xảy ra nhiều lỗi. Từ đó khiến cho quá trình vận hành của toàn hệ thống gặp trục trặc và đạt hiệu quả không cao. Vì thế, các cách điều chỉnh van an toàn máy nén khí đạt hiệu quả tốt, cần những người có chuyên mô về kỹ thuật và kinh nghiệm mới chỉnh sửa chính xác được.
Các dụng cụ cần có đó là: Cờ lê, tua vít, đồng hồ đo áp lực.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sử dụng cờ lê để tháo các con ốc vít ở bộ phận nắp chụp của van ra. Nếu van có thêm bộ phận tay giật thì cũng sẽ tiến hành thảo cả ra để lộ ra bộ phận điều chỉnh nằm bên trong van.
Bước 2: Tắt nguồn van và tiến hành lắp đặt van vào trong hệ thống. Chú ý nên lắp đặt đồng hồ áp lực lên trên hệ thống trước để chúng ta có thể căn cư vào những chỉ số báo của đồng hồ để dễ dàng điều chỉnh van tốt hơn.
Bước 3: Tiến hành tháo phần ốc hãm của van ra. Ốc hãm cũng là bộ phận dùng để cố định vít điều chỉnh lại. Chúng ta cần sử dụng cờ lê để xoay ốc hãm ra mới có thể điều chỉnh được thiết bị van an toàn.
Bước 4: Bắt đầu người ta sẽ tiến hành việc điều chỉnh áp lực xả của van. Sau đấy xoay vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ thì áp lực nén xuống dưới của đĩa van sẽ lớn gần như với áp lực xả khi lớn hơn. Hoặc là xoay ngược chiều kim đồng hồ áp lực lên trên đĩa van nhỏ hơn nên áp lực cũng sẽ nhỏ hơn.
Trong bước thực hiện này, các bạn cần phải dùng đến đồng hồ đo áp lực để nó hiển thị mức áp lực xả của van như thế nào. Từ đó, chúng ta sẽ xoay vít điều chỉnh dựa vào số đo được thống kê trên đồng hồ đo áp lực.
Bước 5: Khi đã điều chỉnh xong xuôi, chúng ta sẽ tiến hành việc siết ốc hãm nằm bên dưới của vít điều chỉnh. Điều này rất cần thiết trong việc cố định các ốc vít điều chỉnh không khiến cho chúng bị xoay. Nhờ đó nó sẽ đảm bảo được thông số của van xả đúng như mức giá trị đã cài đặt từ bước 4.
Bước 6: Tiến hành việc lắp đặt lại hệ thống tay giật (nếu có) và nắp chụp. Vặn chắc các ốc vị ở để cố định phần nắp chụp bảo vệ van.
Bước 7: Sau khi đã lắp xong sẽ tiến hành chạy thử hệ thống và cho mức áp lên lên cao nhất. Sau đó theo dõi đồng hồ hệ thống, đồng thời cũng theo dõi cả van đã đến mức cài đặt xả áp hay chưa. Nếu chưa chính xác, chúng ta sẽ tiếp tục thao tác lại như ở bước 4 cho đến khi nào nó hoạt động ổn định rồi thì thôi.
Bước 8: Tiến hành lắp van vào trong hệ thống và chú ý kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng van định kỳ thường xuyên.
Trên đây là cách chính van an toàn máy nén khí đúng cách để giúp hệ thống hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả cao. Vì như chúng ta đã thấy, van an toàn là thiết bị quan trọng trong các hệ thống công nghiệp hiện nay, nhất là trong hệ thống máy nén khí.
Và để van hoạt động an toàn, hiệu quả chúng ta cần phải nắm chắc các kiến thức liên quan đến van an toàn, nhất là về cách chỉnh van an toàn máy nén khí. Hy vọng, bài viết của vandieukhienvn sẽ phần nào cung cấp thêm các thông tin để bạn đọc tham khảo thêm về thiết bị này.