Van bướm là gì?
Van bướm hay còn gọi là Butterfly valvel là loại van phổ biến nhất trong đường ống công nghiệp. Van bướm có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, thay thế và bảo trì, giá thành hợp lý, vì vậy, luôn là lựa chọn tối ưu trong mọi hệ thống công nghiệp.
Van bướm có thể có dạng Van bướm mặt bích, van bướm wafer, vận hành bằng tay quay hoặc tay gạt. Được cấu tạo từ nhiều chất liệu như gang, inox, thép, nhựa…phù hợp cho nhiều loại lưu chất như nước sạch nước thải, khí, hóa chất, dầu…..
Ngoài ra, Van bướm còn có thể kết hợp với các loại động cơ khí nén hoặc động cơ điện tạo thành van bướm điện, van bướm điều khiển khí nén
Thông số chung của van bướm
Kích thước: DN40-DN600
Chất liệu: gang, inox 304, inox 318, nhưa, thép WCB, inox vi sinh….
Gioăng làm kín: EPDM, PTFE (có cả loại van bướm không gioăng)
Nhiệt độ: -10 độ C đến 250 độ C
Áp lực: PN10, PN16, PN20
Kết nối: Mặt bích JIS, BS, DIN, ANSI , wafer đa tiêu chuẩn, Clamp
Kiểu vận hành: Tay quay, tay gạt hoặc dùng điều khiển bằng điện, điều khiển bằng khí nén
Dùng cho các môi trường: nước, khí, dầu, hóa chất…
Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia..
Các bước chuẩn bị trước khi lắp đặt van bướm
- Trước khi tiến hành lắp đặt cần phải loại bỏ mọi vật lạ trên đường ống bằng bình xịt khí, và làm sạch bề mặt bên trong của ống bằng nước sạch
- Kiểm tra tình trạng của van có phù hợp với hệ thống không ( ví dụ như lưu chất sử dụng, nhiệt độ và áp suất)
- Sau khi mua van về cần phải được lắp đặt kịp thời, không nới lỏng bất kỳ con ốc nào trên van
- Đối với các loại van bướm dạng mặt bích cần phải mua mặt bích đúng tiêu chuẩn với mặt bích của van
- Đối với các loại van điện hoặc khí nén thì không nên đảo ngược van khi lắp đặt để thuận tiện cho việc bảo trì
- Chuẩn bị các vật tư để tiến hàn lắp van bướm
- Van bướm
- Ống chờ
- Máy hàn
- Sơn Epoxy để xịt mối hàn
- Bu lông
- Mặt bích
- Tu vit, Cờ lê
Các bước lắp đặt van bướm lên đường ống
Bước 1: Đặt van vào giữa 2 mặt bích đã lắp sẵn, Lưu ý các lỗ bu lông phải thằng hàng.
Bước 2: Nhẹ nhàng đưa 4 cặp bu lông xuyên từ mặt bích qua các lỗ trên thân van qua mặt bích bên kia siết nhẹ đai ốc để điều chỉnh độ phẳng của mặt bích
Bước 3: Cố định mặt bích trên đường ống bằng hàn điểm. Nếu ống nhựa thì dán keo (sử dụng hàn điểm để không ảnh hưởng đến van vì lúc này van đang được lăp trên đường ống)
Bước 4: Mở bu lông và tháo van ra
Bước 5: Tiếp tục hàn cố định 2 mặt bích vào đầu ống chờ. Đảm bảo mối hàn chắc chắn, kín để tránh trình trạng bong mối hàn khi có áp lực đi quau làm rò rỉ lưu chất
Bước 6: Sau khi mối hàn nguội, lại lắp van lại như Bước 1. Đảm bảo khoảng các giữa 2 mặt bích phải có độ mở nhất định để đưa van vào tránh van bị hỏng hoặc kẹt
Bước 7: Chỉnh lại vị trí và siết chặt lại các bu lông cho ổn đinh (không được siết quá chặt)
Bước 8:Test van bằng cách mở van hoàn toàn để đảm bảo đĩa van sẽ được đóng mở tự do khi hệ thống đưa vào hoat động mà không bị vướng kẹt. Kiểm tra tay quay hoặc tay gạt cả van có thể tháo tháo lắp dễ dàng.
Bước 9: Tiến hành siết các bu lông còn lại đảm bảo tất cả các bu lông đều được siết đều tay không quá chặt.
Bước 10: đến đây chúng ta đã hoàn thiện các thao tác lắp van bướm vào đường ống, cần thao tác lại đóng và mở van để đảm bảo van đã sẵn sàng đưa vào hoạt động.
Trên đây là hướng dẫn cách lắp đặt van bướm mà vandieukhienvn.com gửi tới các bạn, để được tư vấn sâu hơn về sản phẩm cũng như báo giá chi tiết xin vui lòng liên hệ số hotline (Zalo): 0867.002.368