Trong ngành công nghiệp chế biến cà phê hiện nay, thì đây là một ngành đang mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho nước ta. Tuy nhiên, với lượng sản xuất lớn thì không tránh khỏi được lượng nước thải công nghiệp chế biến cafe từ các nhà máy lớn. Điều này gây ra một tình trạng đáng báo động. Vậy nước thải công nghiệp chế biến cafe là gì? Và quy trình xử lý nó ra sao? Chúng ta cùng nhau theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!
Nước thải công nghiệp chế biến cafe là gì?
Nước thải công nghiệp chế biến cafe là loại nước được sinh ra từ những quá trình, công đoạn chế biến. Hoặc là sản xuất, rửa cà phê… Trong quy trình này thì nước thải được tạo ra từ những công đoạn rửa hoặc là xay cafe. Với nồng độ các chất ô nhiễm ở mức cao như là: COD, BOD, SS,… Những nồng độ này đều phải đạt tiêu chuẩn này vượt quá nhiều so với mức cho phép. Và nó được định rõ trong tài liệu tiêu chuẩn QCVN 40/2011.
Nguồn gốc của nước thải công nghiệp chế biến cafe
Như đã nói ở trên thì nguồn nước thải này có từ những nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp. Hoặc rộng hơn thì nó xuất phát từ những nhà máy sản xuất, chế biến cafe. Sau đó thì nó được đưa tới bể phốt chứa nước thải chung. Trong đó, nó có nhiều loại nước thái sinh ra từ sản xuất vệ sinh nguyên liệu chế biến cafe, rửa vệ sinh máy móc, thiết bị công nghiệp…
Ngoài ra, nước thải còn được sản xuất từ quá trình xay hạt cà phê. Bắt nguồn từ việc chà nhớt vỏ hạt cà phê, ngâm hạt cafe…
Với những công nghệ chế biến, thì Việt Nam vần chế biến cafe theo hướng thủ công, lạc hậu. Vì vậy, mà trước khi tách vỏ thì cần nhiều quy trình. Và dẫn đến lượng nước thải lớn, độc hại. Những nồng độ các tiêu chuẩn này mà vượt quá mức cho phép. Thì tạo ra sự ô nhiễm và được bám trên lớp vỏ cà phê cùng với xác vỏ. Khi được thải ra bên ngoài thì nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.
Những thành phần có trong nước thải công nghiệp chế biến cafe
Trong nước thải công nghiệp thì nó chứa những thành phần và giá trị hóa chất, thông số gây ô nhiễm có trong nước thải chính là:
- Độ PH thấp, chỉ khoảng 6-7
- Nồng độ COD, BOD
- Chất rắn lơ lửng TSS, tổng Nito
- Tổng Photpho
- Tổng Coliforms…
Tất cả những thành phần này mà cao hơn với mức độ cho phép được quy định trong QCVN 40/2011/BTNMT.
Những tác hại của nước thải công nghiệp
Dù là loại nước thải nào, thì nó đều gây hại đến môi trường xung quanh. Và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy, với nước thải công nghiệp chế biến cà phê thì nó phụ thuộc vào những thông số của các thành phần. Nếu nó vượt quá mức thì nó gây ra sự ô nhiễm. Sau đó, thì nó không được xử lý và xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường. Điều này tạo ra nhiều chất khí, gây ô nhiễm môi trường như: CH4, NH3,… Ngoài ra, nó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn gây hại đến sự sinh trưởng.
Ảnh hưởng đến môi trường nước
Với nguồn nước sông suối, ao hồ… Đây cũng chính là nơi chịu ảnh hưởng lớn và đầu tiên. Khi mà nguồn nước thải chưa qua xử lý, được thải ra bên ngoài. Và điều này khiến cho những sinh vật sống dưới nước. Chịu ảnh hưởng rất lớn. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, mất đi môi trường sống. Ngoài ra, làm biến đổi gen, gây chết cá hàng loạt. Khi con người không may ăn phải những nhiễm chất độc hại trong thời gian dài, có sự biến đổi gen. Thì gây nguy hại đến tính mạng của con người.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Khi nước được thải ra bên ngoài, thì lượng nước này được ngấm dần vào đất. Tạo ảnh hưởng đến chất lượng đất. Và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và những sinh vật sống trong và trên mặt đất. Điều này còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ảnh hướng đến sức khỏe con người
Với những người dân sống gần khu vực nước thải, nhà máy chế biến. Nếu sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm, trong một thời gian dài. Thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người như: đường hô hấp, bệnh ngoài da, đau mắt… Hoặc nặng hơn có thể là ung thư…
Quy trình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp chế biến cafe
Để có thể đảm bảo được chất lượng nước thải, không ảnh hưởng đến môi trường. Thì ta cần phải có quy trình hệ thống xử lý cụ thể.
Giải thích quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Giai đoạn 1: Bắt đầu quá trình vệ sinh vỏ hạt cafe
- Nước thải sau quá trình vệ sinh vỏ hạt cà phê. Hoặc là chất thải cặn bẩn từ cà phê xay… Thì nó được thu gom lại và bắt đầu được đưa vào hệ thống xử lý. Ở đây những chất thải có kích thước lớn. Thì người dùng cần kiểm tra thường xuyên, tránh việc tắc nghẽn đường ống. Gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
- Nước thải sẽ được truyền dẫn thông qua bể lắng cặn: Ở đây thì quá trình lắng này với những hóa chất có kích thước lớn. Thì nó sẽ được đưa ra khỏi nước thải. Trước khi mà nó được đưa vào bể điều hòa. Và tiếp tục công đoạn xử lý tiếp theo.
- Bể điều hòa: Nó có tác dụng là điều hòa lưu lượng dòng chảy của dòng nước thải. Giúp hệ thống có thể đặt được hiệu quả tốt nhất.
- Giai đoạn tiếp theo chính là bể UASB. Đấy chính là bể sinh học kỵ khí. Nó có công dụng là xử lý những loại nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao. Và khó phân hủy.
Giai đoạn 2: Quá trình lọc và khử mùi nước thải
- Bể Anoxit ( hay còn được gọi là bể sinh học thiếu khí): Bể này có chức năng là loại bỏ những hóa chất nito, photpho có trong nước thải. Và nó hoạt động dựa theo những loại vi sinh vật. Để có thể phân hủy được các hợp chất nito, photpho gây ô nhiễm.
- Bể Aerotank: Được sử dụng sau bể Anoxit. Và bể này có chức năng là xử lý mùi hôi, loại bỏ vi khuẩn… Hoặc là những mầm bệnh trong nước thải. Ngoài ra, hệ thống này còn được không cần bổ sung thêm chất lưu cơ. Vì ta có thể kiểm soát được lượng Do trong nước thải.
- Bể lắng sinh học: Bể này có công dụng là lọc các chất thải lơ lửng có trong nước. Bằng cách lợi dụng trọng lực, để có thể lắng các chất thải xuống đáy. Việc này giúp tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống. Sau khi nước thải được lưu lại trong một thời gian nhất định. Thì nó sẽ được chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Và bùn được lặng lại tại bể này và bể UASB. Thì được truyền về bể chứa bùn và được mang ra ngoài.
Giai đoạn 3: Quá trình xử lý cuối cùng
- Bể trung gian: Đây là giai đoạn tiếp theo để chuẩn bị cho quá trình xử lý nước thải bằng keo tụ và tạo bông.
- Hóa chất sẽ được cấp trực tiếp vào hệ thống keo tụ và tạo bông. Hóa chất như: PAC, Polyme, NaOH… Những chất này có thể loại bỏ được các hạt chất thải dạng rắn có kích thước nhỏ ra khỏi nước thải.
- Bể lắng hóa lý: bể này có tác dụng tương tự như bể sinh học. Giúp nước thải được lưu lại trong bể một thời gian. Rồi loại bỏ những chất thải lắng đọng.
- Bể khử trùng: Bể này được cung cấp hóa chất javen. Có tác dụng là khử trùng, khử khuẩn, loại bỏ được những mầm bệnh trong nước thải.
- Bể lọc: Giúp loại bỏ được những cặn còn sót lại trong quá trình lắng của bể lắng sinh học và hóa lý… Và điều này đảm bảo cho việc đạt tiêu chuẩn theo quy định 40/2011/BTNMT.
Trên đây chính là đặc điểm về quá trình xử lý nước thải công nghiệp chế biến cafe. Mà do vandieukhienvn tổng hợp lại. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm được. Và có những quy trình xử lý nước thải tốt nhất. Để không ảnh hưởng đến môi trường sống.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!