Cảm biến nước còn được gọi là cảm biến chuyên dùng, để có thể đo được hay là chất lỏng. Và hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến nước như: cảm biến đo nước, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ nước…. Vậy để có thể hiểu thêm được cảm biến nước là gì? Có bao nhiêu loại cảm biến nước? Đặc điểm và tính năng của từng loại như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu ở bài chia sẻ dưới đây nhé!
Cảm biến nước là gì?
Cảm biến nước là một tên gọi chung của các loại cảm biến đo nước. Trong cảm biến nước này thì nó gồm có những loại như: cảm biến đo nước, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ nhiệt….
Đây là thiết bị đo lường các loại chất lỏng như: nước, nước thải, chất lỏng công nghiệp. Loại cảm biến này thì nó có những tính năng, thông số đặc trưng. Nên loại cảm biến này có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, cảm biến nước còn giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian đo.
Có bao nhiêu loại cảm biến nước?
Cảm biến áp suất nước
Cảm biến áp suất nước là gì?
Đây là một loại cảm biến điện tử. Và chúng được sử dụng để có thể chuyển đổi dược tín hiệu áp suất. Sang một tín hiệu điện thông dụng như 0 – 10V hoặc 4 – 20mA. Tuy nhiên, trong thực tế thì cảm biến áp suất nước 4 – 20mA được sử dụng phổ biến hơn. Vì tín hiệu này có thể sử dụng được trong sản xuất công nghiệp. Và đây cũng chính là một dòng tín hiệu chuẩn. Ngoài ra, tín hiệu này có thể truyền được tín hiệu đi xa. Mà người dùng không cần lo sợ nhiễu hoặc làm sai lệch kết quả đo.
Nguyên lý hoạt động
Đối với nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất nước. Thì nó sử dụng tín hiệu 4-20mA. Đây chính là tín hiệu cảm nhận được các giá trị khi mà có áp lực sinh ra trên đường ống. Hoặc trong bồn chứa nước, chất lỏng, hơi, khí… Sau đó, thì nó sẽ chuyển đổi các giá trị này sang tín hiệu trong dải 4-20mA. Ngoài ra, loại cảm biến áp suất nước thì vấn đề nhiệt độ chất đo. Hoặc là độ rung của đường ống, bồn chứa, silo cũng được quan tâm. Vì đây là điều quan trọng. Và nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của cảm biến.
Các loại cảm biến áp suất nước
Trong loại cảm biến này thì nó có 2 loại chính: cảm biến áp suất tuyệt đối và cảm biến áp suất tương đối. Và cái này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu về độ chính xác. Hoặc là môi trường sử dụng, nhu cầu sử dụng của người dùng.
Và dùng cảm biến nước này được ứng dụng trong:
- Đo áp lực hơi nước trong lò hơi
- Cảm biến nước có tín hiệu 4-20mA, để có thể điều khiển được biến tần. Hoặc là bảo vệ motor bơm nước.
- Giúp ổn định được áp lực đường ống bên trong trong căn hộ chung cư,….
Cảm biến nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước là gì?
Cảm biến nhiệt độ nước là thiết bị có nhiệm vụ đo nhiệt độ của hỗn hợp chất làm mát và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm ECU. Hay đây chính là loại cảm biến được dùng trong nước làm mát. Và có nhiệm vụ là phát hiện và theo dõi được mức nhiệt của nước trong bồn chứa. Hoặc là trong những đường ống.
Loại cảm biến này được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Vì nó giúp người dùng có thể theo dõi được nhiệt độ của đường ống dẫn sản phẩm như: dạng lỏng, sệt… Ngoài ra, nhiệt độ của bồn chứa, silo… Tất cả đều có thể giúp người dùng kiểm soát. Hoặc là điều khiển được nhiệt độ, để có thể phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm, lên men sản phẩm…
Ngoài ra, loại cảm biến này còn có thể sử dụng để bảo vệ được áp suất nước trên đường ống. Tuy nhiên, một số loại cảm biến thì nó không thể chịu được nhiệt độ cao khi mà làm việc liên tục.
Ứng dụng của cảm biến nhiệt nước
Đối với cảm biến nhiệt nước này, thì nó được ứng dụng trong những hệ thống như:
Phương tiện giao thông: xe ô tô, xe mô tô… Trong ứng dụng này thì cảm biến nhiệt nước đóng một vai trò rất quan trọng. Vì nó được lắp trực tiếp trên động cơ, tiếp xúc với dung dịch làm mát. Giúp theo dõi được nhiệt độ của bình. Và có thể đo được nhiệt độ của dung dịch nước trong quá trình làm mát động cơ khi xe hoạt động.
Cảm biến đo mức nước
Cảm biến đo mức nước là một thiết bị chuyên dụng để có thể đo lường được các chất lỏng như: nước, nước thải, các chất dạng lỏng…
Lại cảm biến này thì nó được chia làm 2 loại dựa theo nguyên lý:
- Cảm biến đo mức nước liên tục
- Cảm biến mực nước dạng điều khiển ON/OFF
Phao cảm biến nước
Phao cảm biến mực nước hay còn được gọi là cảm biến đo mức nước dạng phao. Đây là một dạng cảm biến đo mức nước phổ thông nhất. Vì nó dựa trên các phao nước cơ, mà người ta có thể sử dụng thường xuyên trong đời sống.
Loại cảm biến này thì nó cũng được chia ra làm 2 loại là:
- Cảm biến nước dạng ON/OFF
- Cảm biến nước dạng phao dạng tuyến tính.
Loại cảm biến này thì có nguyên lý hoạt động cũng khá là đơn giản.
Đối với loại phao cảm biến nước ON/OFF. Nó sẽ được lắp đặt trong bồn nước. Khi mà nước ở mức thấp, thì phao sẽ ở vị trí thấp nhất. Và vị trí này phao sẽ gửi tín hiệu ON về hệ điều khiển cho bơm. Sau đó, thì bơm sẽ được hoạt động và bơm dung dịch vào bồn. Khi bơm đến một mức giới hạn như đã cài đặt trước đó. Thì phao sẽ nằm ở vị trí cao nhất. Và vị trí này thì phao sẽ gửi tín hiệu OFF ngay lập tức đến mạch điều khiển bơm. Và làm ngắt bơm.
Còn đối với loại cảm biến tuyến tính, thì cách thức vận hành của nó khác một chút. Với cách điều khiển tuyến tính thì tín hiệu hay mực nước nó sẽ được mạch chuyển đổi liên tục. Và gửi dữ liệu về hệ thống điều khiển. Ngoài ra, với dạng phao này, thì chúng ta sẽ luôn kiểm soát được mức nước mọi lúc. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm là nhanh hỏng. Do sự dịch chuyển liên tục theo mực nước.
Cảm biến mực nước 3 que
Loại này thì giống như loại phao cảm biến. Có chi phí đầu tư thấp. Nhưng lại có thể đo được trong nhiều môi trường khác nhau. Dễ dàng sử dụng nên cảm biến mực nước 3 que được ứng dụng nhiều trong những lĩnh vực khác nhau.
Đối với loại cảm biến này, thì nguyên lý hoạt động của nó cũng khá là đơn giản. Và dựa vào việc so sánh tín hiệu điện trở giữa 3 que dò với nhau. Cụ thể như sau:
- Que dò thứ 1: Có nhiệm vụ cảm biến mức nước đầy
- Que dò thứ 2: Với que dò có nhiệm vụ cảm biến mức nước cạn
- Que dò thứ 3: Đây chính là que có quan trọng. Để cho 2 que dò 1 và 2. Có thể so sánh được giá trị. Và phát tín hiệu cảnh bảo về mạch điều khiển.
Loại này thì được ứng dụng trong môi trường nước dẫn điện, dung dịch hóa chất. Nhưng những môi trường không dùng cho axit. Và có thể dùng được cho nước nóng lên đến nhiệt độ 100 độ C. Tuy nhiên, loại này thì có nhược điểm là tùy theo loại bồn chứa mà người dùng có thể lựa chọn được tính năng phù hợp.
Cảm biến mức nước không tiếp xúc.
Loại này giúp người dùng có thể giải quyết được những bài toán khó về những vị trí khó khăn, vị trí hẹp. Hoặc là vị trí không thể đặt được cảm biến nước thông thường. Ngoài ra, thì nó được sử dụng để có thể đo được dung dịch nước, chất lỏng có tính ăn mòn như hóa chất, axit…
Và loại này thì được sử dụng cho những bồn có kích thước lớn, khổng lồ. Đây chính là một ưu điểm cảm biến đo mức không tiếp xúc. Ngoài ra, những ống thủy thủy, bình chứa bằng nhựa trong suốt, thì có một loại cảm biến mực nước không tiếp đó. Sẽ được dán bên ngoài vật chứa.
Cảm biến lưu lượng nước
Đây là cảm biến chuyên dụng, được sử dụng trong các trường hợp cần đo lưu lượng nước chảy qua đường ống hoặc là qua kênh hở…
Tuy nhiên, trong thực tế thì ở những hộ gia đình thì người ta sử dụng đồng hồ đo lưu lượng. Để có thể kiểm soát về lưu lượng nước mà chúng ta sử dụng.
Và loại cảm biến này chủ yếu là dạng cơ hoặc dạng điều từ. Cụ thể như:
- Cảm biến đo lưu lượng nước siêu âm
- Cảm biến đo lưu lượng nước điện từ
- Cảm biến đo nước dựa vào sự chênh lệch áp suất…
Cảm biến lưu lượng nước có thể sử dụng được trong nhiều loại môi chất khác nhau: Dầu lửa, xăng, dầu diesel, dầu nhẹ, dầu nặng… Ngoài ra, hiện nay thì loại cảm biến này còn được sử dụng trong máy nước nóng. Để có thể bảo vệ thiết bị và độ an toàn cho người dùng.
Cảm biến nước mưa
Đây là loại cảm biến có thể phát hiện được ra mua, nước hoặc là các dung dịch có độ dẫn điện. Cảm biến nước mưa có những cổng giao tiếp, truyền tín hiệu lên hệ thống điều khiển. Giúp cho thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất của một số ngành như: sản xuất thực phẩm đồ khô…
Nguyên lý hoạt động thì khi có trời mưa, thì nước sẽ rơi trên bề mặt của cảm biến. Từ đó, công tắc cảm biến sẽ tự động đóng hoặc là mở điện cho các thiết bị điện, được kết nối với mạch.
Và loại này có tính ứng dụng rất cao, nó được sử dụng trong những môi trường sau:
- Dùng để đóng mái che tự động cho sân vườn, hệ thống nhà xưởng…
- Dùng trên xe để có thể tự động đóng mở cửa sổ trời,…
- Giúp phát hiện được sự rò rỉ nước trong các khớp nối đường ống dẫn dung dịch như: thực phẩm, nước…
- Giúp điều khiển tự động hệ thống tưới tiêu…
Trên đây là những thông tin liên quan đến Cảm biến nước là gì? Có bao nhiêu loại cảm biến nước?. Mà vandieukhienvn đã tổng hợp lại. Hi vọng qua bài chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu thêm được loại cảm biến nước. Và có thể lựa chọn được loại cảm biến phù hợp với mục đích và hệ thống của mình.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!