Van an toàn khí nén là gì?
Van an toàn khí nén là thiết bị dùng cho hệ thống khí nén, máy nén khí. Và là loại van có thể sử dụng được trong hệ thống khí nén trong ngưỡng áp suất cài đặt: 1 bar, 2 bar, 5 bar… Việc sử dụng van sẽ giúp cho hệ thống khí và những thiết bị đi kèm. Được bảo vệ một cách an toàn. Thông thường thì trên các đường ống và thiết bị nó luôn chỉ định sản phẩm chịu được áp lực bao nhiêu.
Và khi hệ thống sử dụng van thì giúp cho hệ thống có thể xả áp. Giúp cho áp lực trên ống luôn làm việc ở dưới ngưỡng áp suất cài đặt.
Và với việc an toàn thì nó chỉ làm việc khi mà áp lực vượt quá giới hạn cài đặt. Tuy nhiên, thì ta cần lưu ý: cần phải test. Hoặc là bảo dưỡng van an toàn định kỳ và thường xuyên. Để có thể đảm bảo được hệ thống an toàn.
Thông số lắp đặt của van an toàn khí nén
- Kích cỡ van an toàn: DN15 – DN150
- Cấu tạo thân van an toàn: Đồng, Inox, gang
- Thiết kế vận hành: Tay gạt, không tay
- Thiết kế kết nối: Nối ren, nối bích
- Tiêu chuẩn thiết kế van an toàn: JIS, DIN, BS, ANSI
- Áp lực chịu tải vận hành: PN10, PN15, PN25, PN40
- Nhiệt độ chịu tải: Max 220°C
- Tính chất môi trường: Khí nén, khí gas, hơi nóng
- Nguồn gốc: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc
Đặc điểm của van an toàn khí nén
- Đây là dòng van được hoạt động theo cơ chế tự đóng mở. Nhờ vào áp lực của hệ thống.
- Van còn có chức năng là giữ áp suất trong hệ thống. Để cho áp suất không vượt mức cho phép.
- Đối với những trường hợp như: tắc nghẽn đường ống, van bị khóa. Hoặc là không mở ra được. Hoặc khóa do sơ ý làm cho áp suất đường ống tăng. Thì lúc này van an toàn khí nén nó sẽ xả áp suất dư thừa ra.
- Van chỉ hoạt động được với áp lực làm việc vượt quá giới hạn cài đặt. Nên người dùng cần test áp suất hệ thống. Để có thể đảm bảo được áp lực làm việc ổn định.
Cấu tạo của van an toàn khí nén
Đối với cấu tạo của dòng van này, thì được cấu tạo khá là đơn giản. Cụ thể như sau:
- Thân van: Nó được chế tạo từ đồng hoặc là inox. Với chất liệu này thì nó có độ bền cao. Và đảm bảo khi tiếp xúc với dòng chảy, sẽ không bị oxy hóa.
- Bộ phận kết nối: Nó có một đầu nối được tiện ren. Nên việc kết nối thì nhanh gọn và thuận tiện.
- Bộ phận xả: Bộ phận này có nhiệm vụ là xả khí, dầu, nước… ra ngoài để áp suất trong máy khí nén ra ngoài.
- Vít điều chỉnh: Bộ phận này được lắp đặt ngay bên dưới tay giật. Đây chính là vị trí giúp cho người vậy hành có thể điều chỉnh.
- Đĩa van: Khi mà hệ thống có áp suất cao. Thì đĩa van sẽ bị nâng lên bởi lò xo. Và từ đó thì nó có khoảng trống để xả khí. Và khi áp suất thấp thì van nó sẽ đóng lại.
- Lò xo: Được liên kết với đĩa van và vít điều chỉnh. Khi mà nó được nén càng chặt thì áp suất cài đặt càng tăng cao.
- Tay giật: Đây là cách xả thủ công. Và van có thể xả áp suất chưa quá mức quy định.
Hướng dẫn cách chỉnh van an toàn
Để van có thể hoạt động tốt, thì ta cần điều chỉnh chính xác. Và dưới đây là những bước để điều chỉnh van:
- Bước 1: Đầu tiên, thực hiện tháo tay giật của van
- Bước 2: Sau khi mà tháo tay giật. Thì cần thực hiện tháo nút an toàn ra ngoài. Để có thể dễ dàng điều chỉnh áp.
- Bước 3: Sử dụng tua vít, để có thể xoay ốc chỉnh áp. Làm tăng hoặc giảm áp lực. Đối với việc tăng áp lực thì chỉnh cần xoay ốc sang bên phải. Và ngược lại thì xoay ốc sang trái. Để có thể làm giảm đi áp lực trong hệ thống
- Bước 4: Cần sử dụng đồng hồ đo áp suất. Điều này giúp cho người dùng có thể xác định được chính xác áp lực của van đã cài đặt.
- Bước 5: Khi mà đã cài đặt và chỉnh định mức thành công cho van. Thì chúng ta tiến hành lắp đặt các chi tiết lại.
Với vị trí lắp đặt van thì nó thường được lắp thẳng đứng lò xo. Hoặc là nó được lắp đặt trên bình dầu của máy nén khí.
Đánh giá ưu nhược điểm của van an toàn khí nén
- Có khả năng đóng mở tự động
- Chịu được nhiệt độ cao khi vận hành.
- Ưu điểm của van an toàn khí nén có khả năng chịu áp lực cao.
- Thiết kế van an toàn khí nén bằng inox, gang, thép, đồng có thể dùng được cho nhiều môi trường khác nhau.
- Van có cả dạng nối bích và nối ren phù hợp với nhiều hệ thống lắp đặt.
- Có thể lắp đặt ở những không gian nhỏ và có thể lắp đặt ở trên cao.
- Có nhiều kích thước lớn nhỏ phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau.
- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì van an toàn khí nén còn có nhược điểm như không dùng cho hệ thống nước. Đặc biệt không dùng cho môi trường hóa chất đậm đặc..
2 Dòng van an toàn khí nén phổ biến hiện nay
Van an toàn khí nén đồng và van an toàn khí nén inox là hai loại van an toàn được sử dụng phổ biến trong hệ thống khí nén để bảo vệ các thiết bị và hệ thống khỏi áp suất quá cao. Dưới đây là chi tiết về từng loại van:
-
Van an toàn khí nén đồng:
- Vật liệu: Van an toàn khí nén đồng được làm từ đồng và được mạ niken bên ngoài để tăng độ bền và chống ăn mòn.
- Áp suất làm việc: Van an toàn khí nén đồng có thể làm việc ở áp suất từ 0 đến 12 bar.
- Công dụng: Van an toàn khí nén đồng được sử dụng để giảm áp suất trong hệ thống khí nén và bảo vệ các thiết bị trong trường hợp áp suất quá cao.
- Cách thức hoạt động: Van an toàn khí nén đồng được thiết kế với một thanh giật để giữ van đóng. Khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn an toàn, thanh giật sẽ giãn ra và van sẽ mở để giảm áp suất.
-
Van an toàn khí nén inox:
- Vật liệu: Van an toàn khí nén inox được làm từ inox 201, 304, 316 và có độ bền cao.
- Áp suất làm việc: Van an toàn khí nén inox có thể làm việc ở áp suất từ 0 đến 50 bar.
- Công dụng: Van an toàn khí nén inox được sử dụng để bảo vệ các thiết bị trong hệ thống khí nén khỏi áp suất quá cao.
- Cách thức hoạt động: Van an toàn khí nén inox hoạt động theo cơ chế bán tự động. Khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn an toàn, van sẽ mở để giảm áp suất. Sau khi áp suất trong hệ thống giảm xuống đến mức an toàn, van sẽ tự động đóng lại.
Ứng dụng của van an toàn
- Ứng dụng trong máy nén khí: Đây chính là dòng van được tích hợp vào sẵn máy nén. Để có thể xả được lưu lượng khí nén. Vì máy nén khí không tự tắt đi để đảm bảo được an toàn cho hệ thống.
- Van được sử dụng trong những bình chứa khí, bình tích áp. Việc sử dụng để tự động xả về đường hồi hoặc là bể chứa. Nó giúp cho hệ thống được an toàn.
- Các nhà máy khí nén: Những nhà máy sử dụng nguyên liệu khí nén. Hệ thống bắt buộc phải sử dụng đến van an toàn. Để có thể bảo vệ được đường ống và các thiết bị.
- Sử dụng cho nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm. Hoặc là nó được sử dụng trong dây chuyền tự động. Để có thể bảo vệ được hệ thống tự động hóa và đường ống. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng của dòng van này.
Một số lưu ý khi sử dụng dòng van an toàn khí nén
- Ta nên sử dụng van có kiểm định. Để có van có thể hoạt động được chính xác. Và đảm bảo được thiết bị trước khi vào sử dụng có tốt không. Và có sai sót về mặt kỹ thuật. Và cũng mang lại sự an toàn cho hệ thống.
- Cần nắm rõ áp suất cho phép hoạt động của hệ thống. Để có thể cài đặt được thông số xả của van một cách chính xác.
- Cần người nắm rõ về nguyên lý và cài đặt được van. Để khi cài đặt thì thêm đồng hồ đo áp lực. Để cài đặt thông số một cách chính xác.
- Khi mà van xả trực tiếp. Thì cần để những chỗ không người, để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng van định kỳ. Tuyệt đối không cài đặt áp khi mà hệ thống hoạt động. Và không tự ý cài đặt van khi không hiểu rõ.
- Khi có sự cố thì cần dừng hệ thống để có kiểm tra và sửa chữa.
Để sử dụng van an toàn khí nén đạt hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành. Mọi người nên lựa chọn địa chỉ mua van an toàn chính hãng, bền bỉ nhằm tối ưu chi phí cũng như đảm bảo an toàn khi vận hành. Tại Tuấn Hưng Phát chúng tôi có thể đáp ứng được đẩy đủ các yếu tố giá thành, hàng chính hãng và độ bền sản phẩm cao. Liên hệ ngay để được tư vấn, báo giá, giải đáp thông tin về van an toàn khí nén.