Sản xuất công nghiệp ngày nay được năng suất cao, ít tốn kém chi phí. Cũng một phần nhờ vào hoạt động hiệu quả của hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực. Trong các hệ thống ấy, có một thiết bị không thể thiếu đó là van 1 chiều.
Van một chiều là một thiết bị được lắp trên đường ống dẫn lưu chất. Với chức năng cho dòng chất hơi, khí nén, dầu thủy lực,…đi theo một chiều duy nhất. Ngăn cản dòng chảy ngược hay rò rỉ về bơm hay thiết bị gây hư hỏng, sự cố.
Van 1 chiều trong tiếng Anh có nhiều tên gọi khác nhau: one way valve, check valve hay non return valve. Khả năng ứng dụng của thiết bị rất phong phú của đường ống dẫn, hệ thống bình chứa, thiết bị bơm,…
Thông số kỹ thuật van 1 chiều
• Kích cỡ van: DN15, DN25, DN50, DN65 đến DN500
• Áp suất làm việc: PN10/16, PN25
• Chất liệu van: inox, gang, đồng, thép, nhựa
• Nhiệt độ van: -10 độ C ~ 180 độ C
• Kiểu van: lá lật, cửa lật, cánh bướm, cối, đối trọng, lò xo
• Kiểu nối van: hàn, ren, mặt bích
• Tiêu chuẩn van: JIS, DIN, ANSI, BS
• Môi trường hoạt động: nước, khí nén, hơi
• Tiêu chuẩn kết nối: kiểu lắp ren và mặt bích
• Đối với chuẩn bích: chuẩn JIS10K và PN16
• Chứng chỉ: CO, CQ, Pkinglit
• Bảo hành: 12 tháng
• Xuất xứ: Đức, Nhật Bản
Cấu tạo của van một chiều
Cấu tạo van một chiều dạng trượt
• So với các dạng van một chiều khác, van một chiều dạng trượt có cấu trúc đơn giản hơn nhiều. Nhờ cấu tạo đơn giản van một chiều dạng trượt đảm bảo độ tin cậy khi làm việc. Nhưng cũng vì thế mà van một chiều dạng trượt dễ bị tắc nếu chất lỏng không được lọc kỹ.
• Về mặt cấu trúc van một chiều dạng trượt luôn đảm bảo trục đường ống dẫn vuông góc với trục của mặt đế đỡ. Thường thì phần tử trượt nằm trên đĩa đỡ nhờ chính khối lượng của nó. Nhưng như vậy luôn phải đảm bảo van được lắp đặt nằm ngang. Để đảm bảo van một chiều dạng trượt có thể lắp trên đoạn ống nằm đứng. Người ta sử dụng lò xo làm phần tử hỗ trợ kẹp chặt. Một phương án khác có thể sử dụng là thay đổi cấu trúc van: van một chiều bi trượt. Loại van này chỉ được sử dụng ở đường ống nhỏ.
Cấu tạo van một chiều dạng cửa xoay
Điểm đặc trưng của van một chiều dạng cửa xoay. Đó là trục của mặt đế đỡ luôn trùng với trục đường ống dẫn chất lỏng – khí. Khi không có dòng chất lỏng – khí tới van, mặt đế đỡ được đóng kín bởi cửa xoay. Khi có dòng chất lỏng – khí tới van, cửa xoay quay quanh trục tạo khe hở cho phép chất lỏng – khí đi qua van. Khi ngắt dòng qua van cửa xoay quay trở về vị trí đóng nhờ khối lượng của chính nó. Ở dạng van nằm ngang, trục quay của cửa xoay được thiết kế cao hơn so với trục đường ống. Để đảm bảo cửa sập quay về vị trí đóng khi không có dòng. Tại thời điểm ngắt dòng qua van, cửa xoay từ vị trí mở quay về vị trí đóng. Với những van có kích thước lớn, có thể tạo ra va đập thủy lực giữa cửa xoay và mặt đế đỡ
Để khắc phục sự cố đó người ta phân ra 2 trường hợp:
• TH1: Không cần khắc phục: là khi đường kính cửa sập nhỏ hơn 400mm. Khi đó va đập không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm việc của van và hệ thống
• TH2: Cần khắc phục: với những van một chiều ở thiết bị chuyên dụng cần gia công phần va chạm của cửa sập đủ mềm và nhẵn. Gần các thiết bị giảm chấn, tay đòn lên cửa xoay. Ưu điểm của loại cửa van này so với các loại van một chiều khác là có thể đảm bảo khả năng làm việc với đường kính ống dẫn lớn, chất lỏng thô (nhiều tạp chất, chưa được lọc kỹ)
Cấu tạo của van 1 chiều dạng bích
Van một chiều dạng bích mang lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật. Với ưu điểm chính làm giảm chiều dài lắp van và chi phí lắp ráp. Van một chiều dạng bích có 2 loại: Đĩa bích lò xo, cửa đôi.
Sự khác biệt cơ bản của van một chiều dạng bích với các van một chiều khác là không sử dụng các mặt bích để nối van với đường ống dẫn. Nhờ đó mà khối lượng van giảm 5 lần và độ dài lắp ráp van giảm 6-8 lần so với các van một chiều khác.
Phần tử làm việc của van dưới tác dụng của dòng chất lỏng – khí di chuyển dọc theo hướng chảy. Và tạo ra khe hở cho phép dòng chất lỏng qua van. Van dạng bích có thể lắp đặt theo cả phương ngang và phương đứng
Nguyên lý hoạt động của van một chiều
Các van ở trạng thái đóng khi không có dòng chất lỏng. Hay khí chảy qua van do tác dụng của trọng lượng của chính cửa van. Hoặc lực lò xo giúp cho van “đóng”. Khi xuất hiện dòng chảy đến van, phần tử trượt (cửa xoay) dưới tác động của năng lượng. Dòng chảy bị đẩy khỏi vị trí đóng và cho phép dòng chảy đi qua van.
Tại thời điểm vận tốc dòng chảy về không, phần tử trượt (cửa xoay) quay về vị trí đóng, áp suất cửa ra của van tác động lên phần tử trượt giữ chặt phần tử trượt ở vị trí đóng và ngăn cản dòng chảy về hướng cửa vào của van. Sự hoạt động của van một chiều hoạt động hoàn toàn tự động dưới tác động của dòng chảy chất lỏng – khí.
Phân loại van một chiều
Van 1 chiều lá lật
Cấu tạo của van một chiều lá lật đặc biệt khi thân van được gắn với nhau bằng hệ thống bản lề. Nhờ vào thiết kế bản lề này mà khi có dòng chất đi qua thì lực đẩy của dòng sẽ làm van mở cửa. Vậy khi ngắt dòng thì van sẽ có cơ chế đóng như thế nào? Do trọng lượng cửa van nặng nên ngắt dòng. Cửa van sẽ đóng tại vị trí đệm làm kín và sẽ ngăn không cho dòng chất qua van.
Van 1 chiều lá lật có chức năng bảo vệ đường ống. Cho phép lưu chất lỏng đi qua theo một hướng nhất định và ngăn cản lưu chất đi theo hướng ngược lại. Đây là dòng van được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống hiện nay. Trải nghiệm người dùng đều đánh giá rất cao dòng van một chiều này. Bởi sự hiệu quả và tiện ích mà nó mang lại. Van một chiều lá lật chúng tôi đang cup cấp trên thị trường gồm: van 1 chiều lá lật gang, van 1 chiều lá lật inox, van một chiều lá lật bằng nhựa. Và van một chiều lá lật bằng đồng. Tùy vào từng môi trường lưu chất. Và mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn van một chiều lá lật sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Van một chiều cối
Van một chiều cối có đĩa van có thể di chuyển trượt lên và xuống. Thông qua đó van cũng cho phép dòng chất đi qua hoặc không đi qua. Khi cho khí nén hay hơi, dầu đi vào van. Lực của dòng lưu chất sẽ đẩy đĩa van trượt lên. Và cho phép dòng chất đi qua van. Khi ngắt dòng chất, điều đó cũng có nghĩa là không có lực đẩy. Trọng lượng đĩa van sẽ làm van trượt xuống. Và ngăn cản hiệu quả dòng chất đi qua van.
Van 1 chiều cánh bướm
Van 1 chiều cánh bướm hay van một chiều cửa đôi đều là tên gọi chung để chỉ loại van có 2 cánh van dạng hình cánh bướm.
Dòng lưu chất sẽ qua cửa vào để đi vào van, dòng chất có áp suất . Và lực tác động lên cánh van khiến chúng mở ra và dòng chất khí, dầu sẽ đi qua. Khi tiến hành ngắt dòng lưu chất đi vào. Thì lực đàn hồi lò xo làm cánh van khép lại. Van đóng và dòng chất không được phép đi qua.
Van 1 chiều cánh bướm có thiết kế nhỏ gọn, với kết nối dạng wafer. Có thể gắn trực tiếp giữa các mặt bích và phù hợp với nhiều kết nối tiêu chuẩn.
Van một chiều lò xo
Loại van một chiều này có kết cấu đặc biệt hơn khi lò xo gắn vào tâm đĩa. Vị trí của lò xo đó là song song với dòng chảy và trục của ống. Khi dòng chảy của lưu chất tạo ra áp lực lớn và nó tác động lên bề mặt đĩa, thắng được lực đàn hồi của lò xo thì van một chiều mới mở. Và theo như đánh giá của chúng tôi thì loại van này phổ biến nhất
Van một chiều cầu
Van một chiều cầu hay van một chiều dạng bi cầu có cấu tạo được nhận xét là giống với van 1 chiều đĩa lò xo. Tuy nhiên, van này nổi trội hơn do tổn thất áp suất nhỏ hơn. Thiết kế biên thon hơn nên hạn chế được ma sát, tổn hao năng lượng
Van 1 chiều dạng treo
Van 1 chiều dạng treo hay còn gọi là van một chiều cửa lật, có chức năng như các van một chiều khác khi đều cho dòng chảy lưu chất đi qua theo một hướng nhất định, ngăn không cho dòng chảy lưu thông theo chiều ngược lại. Van một chiều dạng treo được sử dụng phổ biến trong môi trường có áp suất thấp. Với phương pháp kêt nối trục đĩa lệch tâm kết hợp với ghế để đảm bảo quá trình đóng mở van an toàn và tiện lợi. Với thiết kế tương đối nhỏ gọn, giá thành rẻ tuy nhiên được chế tạo từ inox giúp cho van có độ bền tương đối cao.
Ứng dụng của van 1 chiều
Van 1 chiều được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị thủy lực trong các: hệ thống đường ống, hệ thống kĩ thuật nước, nhiệt, hơi, hệ thống thông gió, chữa cháy, điều hòa không khí, các khu xử lý chất thải,…
Khi nào thì cần sử dụng van 1 chiều?
Có rất nhiều khách hàng thắc mắc: Tại sao chất lỏng, khí nén hay hơi không thể đi qua ở chiều ngược lại của van 1 chiều? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu lý do nhé!
Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng có được đáp án ngay ở tên van.
Thiết kế van, các chi tiết bộ phận được cấu trúc, ở chiều ngược lại không có lực tác động lớn hơn lực lò xo do đó không thể làm lò xo mở cửa van đồng nghĩa với lưu chất sẽ bị chặn lại không cho đi qua van. Đó cũng là cách lý giải cho van một chiều.
Khi nào thì cần dùng van 1 chiều? Khi dòng chảy của lưu chất theo chiều ngược lại có thể gây ra nguy hại cho hệ thống thì cần sử dụng van một chiều. Lưu ý dành cho khách hàng: ngay cả khi có áp suất hoặc áp suất không đủ lớn thì van an toàn cũng không mở hoặc không hoạt động.
Vấn đề thường gặp khi sử dụng van một chiều
Van một chiều là thiết bị van công nghiệp quan trọng; và thường được sử dụng rộng rãi trong hệ thống dẫn nước, khí nén. Tuy nhiên khi lắp đặt và sử dụng chúng ta sẽ gặp một số vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất làm việc của van. Hiện tượng mà chúng ta sẽ gặp nhiều nhất đó là hiện tượng búa nước. Để làm rõ hiện tường này, chúng ta cùng nhau phân tích nhé!
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng búa nước
Hiện tượng búa nước ( Water hammer ) xảy ra khi dòng chảy lưu chất bị đột ngột chặn lại. Tại điểm nước bị chặn lại sẽ tạo ra áp lực cực lớn có thể hiểu nó giống như một con đập xả nước khi lũ đổ về, nếu chúng ta không xả áp lực nước sẽ rất mạnh và khiến con đập bị nổ tung.
Đối với hệ thống hơi nước trong các nhà máy, hiện tượng búa nước sẽ xảy ra khi bẫy hơi không hoạt động đúng như thiết kế ( Không xả nước, ngưng tụ hay lắp ngược ). Lưu chất di chuyển với tốc độ cao trong đường ống sẽ dễ dẫn đến hiện tượng búa nước.
Cách khắc phục hiện tượng búa nước
Búa nước là hiện tượng vô cùng nguy hiểm trong hệ thống đường ống. Chính vì vậy chúng ta cần chú ý để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra bằng các biện pháp như sau:
• Giảm áp lực của việc cung cấp nước cho các tòa nhà bằng cách lắp đặt các bảng điều khiển trung tâm.
• Nên đóng van chậm ko nên đóng van một cách nhanh đột ngột.
• Sử dụng đường ống có thể chịu được áp suất lớn.
• Giảm chiều dài các ống nhánh trong hệ thống.
• Giảm chiều dài ống thằng, chúng ta có thể nối gấp khúc, nối uốn chữ U…việc này sẽ làm giảm tốc độ lưu chất giúp áp suất giảm theo.
• Lắp đặt các van chống búa nước hoặc van một chiều thủy lực để hệ thống hoạt động an toàn hơn.
Mua van 1 chiều ở đâu?
Công ty TNHH Tuấn Hưng Phát – Đơn vị cung cấp van 1 chiều hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty được nhập khẩu chính hãng từ Nhật, Đức, Trung Quốc.
Tùy thuộc vào hệ thống của khách hàng để lựa chịn van 1 chiều phù hợp. Chúng tôi cung cấp các loại van 1 chiều đồng, van 1 chiều nhựa, van 1 chiều inox, van 1 chiều hơi,….
Nếu khách hàng ở Hà Nội có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn về kỹ thuật để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất đối với dự án cũng như đảm bảo điều kiện lắp đặt tốt nhất.
VPGD: Số 25 LK13, KĐT Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
Website: vandieukhienvn.com
Điện thoại: 0867.002.368