Trong những hệ thống, để kiểm soát được nhiệt, thì người dùng cần sử dụng thêm một thiết bị để có thể đo đạc được. Và một trong những thiết bị phổ biến hiện nay, chính là đồng hồ đo nhiệt. Một trong những thiết bị được nhiều người lựa chọn và tin dùng. Vậy đồng hồ đo nhiệt là gì? Là dòng đồng hồ được sử dụng để có thể kiểm soát nhiệt độ dòng chảy của dòng lưu chất trong ngành công nghiệp. Vậy đồng hồ đo nhiệt là gì? Có chức năng và đặc điểm như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Đồng hồ đo nhiệt là gì?
Đồng hồ đo nhiệt hay còn được gọi là đồng hồ đo nhiệt độ, nhiệt kế. Là một loại thiết bị được sử dụng để đo nhiệt độ của các dòng chảy lưu chất khi đi qua các hệ thống đường ống. Đồng hồ này có chức năng là giúp kiểm soát được nhiệt độ trong lưu chất ở những môi trường khác nhau.
Là một thiết bị được sử dụng để có thể đo nhiệt độ và hiển thị lên bề mặt đồng hồ. Giúp người dùng có thể dễ dàng quan sát. Và nắm rõ được nhiệt độ có ở bên trong hệ thống. Đồng hồ đo nhiệt sẽ dựa vào hai miếng kim loại có độ giãn nở khác nhau để có thể hoạt động. Khi mà hai thanh kim loại này giãn nở khác nhau thì nhiệt độ của nó cũng thay đổi. Việc thay đổi này nó khiến cho xoay trục kim. Hai lá kim loại này có thể làm giảm sự ảnh hưởng của hóa học hay tác động bên ngoài nhờ dạng thiết kế xoắn lò xo.
Tuy nhiên, đồng hồ này đo nhiệt độ khoảng -80 đến 500 độ C. Và thiết bị mang đến độ chính xác cao. Và loại này thì có thêm yếu tố cảm biến nhiệt độ, lưỡng kim này cũng có thể sử dụng thêm được điều khiển nhiệt độ tự động.
Đặc điểm của đồng hồ đo nhiệt
Đối với dòng đồng hồ này thì nó có những đặc điểm riêng, khác biệt so với những loại đồng hồ khác. Và những đặc điểm đó như sau:
- Là loại có khả năng chịu được nhiệt tốt. Vì thiết bị được chế tạo từ những chất liệu tốt.
- Có thể được sử dụng trong những môi trường khác nhau như: chất lỏng, hóa chất, khí…
- Đa dạng về kích thước và kiể dáng. Nên người dùng dễ dàng lắp đặt và sửa chữa dễ dàng.
- Người dùng có thể kiểm tra được chính xác vì dải đo lớn và sai số nhỏ.
- Thiết bị có thể sử dụng được trong những hệ thống thay đổi nhiệt độ liên tục hoặc là có độ rung lắc lớn
- Hiệu quả lớn vì nó có độ bền cơ học cao.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt
Cấu tạo
Khi nhắc đến cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt khá là đơn giản. Nó được cấu tạo những bộ phận chính sau:
-
Thân đồng hồ:
Bộ phận là nơi chứa đựng các bộ phận khác. Và được chế tạo từ chất liệu đồng hoặc là inox. Với chất liệu này thì nó có thể chịu được nhiệt độ và độ bền cơ học cao.
-
Bộ phận đo:
Bộ phận này có ống kim loại có chất lỏng, khí hoặc là thanh lưỡng kim được kết hợp với nhau. Và mỗi dạng đồng hồ này nó cũng có dạng ống đo chứa chất khác nhau. Bộ phận đo này nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất cần đo. Bằng với bộ phận trực tiếp hoặc là gián tiếp.
-
Bộ phận chuyển đổi:
Bộ phận này có nhiệm vụ là chuyển đổi tín hiệu từ bộ phận phát đến đồng hồ. Cái này nó sẽ tạo ra sự chuyển động của kim đồng hồ với giá trị thực tế. Với bộ phận này thì nó có nhiều kiểu thiết kế đa dạng.
Đây chính là bộ phận làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu. Vì bộ phận này được gắn thêm bộ phận nhạy cảm để có thể phát ra và đưa về đồng hồ thứ cấp. Nó sẽ chuyển đổi toàn bộ hay một phần tín hiệu. Hoặc nó cũng có thể giữ nguyên, khuếch đại tín hiệu.
-
Bộ phận hiển thị:
Bộ phận này khi nhận được tín hiệu thì nó sẽ căn cứ vào tín hiệu đố để chuyển đổi và hiển thị kết quả đo lên mặt màn hình đồng hồ. Để người dùng có thể biết được nhiệt độ bên trong đường ống đạt đến mức nào. Giúp người dùng có thể điều chỉnh được mức nhiệt phù hợp.
Nguyên lý hoạt động
Trong phần nguyên lý hoạt động của đồng hồ này. Thì nó được chia ra làm 2 kiểu: Đồng hồ đo nhiệt loại hiển thị kim và đồng hồ đo nhiệt độ loại hiển thị số. Và cách thức vận hành của hai dạng này, cụ thể như sau:
Đối với đồng hồ đo nhiệt độ hiển thị kim. Thì bộ phận cảm biến nhiệt nó sẽ là một miếng nhiệt lưỡng kim. Tức là, 2 miếng kim loại nhạy cảm với nhiệt độ sẽ được ghép với nhau. Khi mà miếng kim loại này tiếp xúc với nhiệt độ, thì tạo ra hiện tượng giãn nở không đồng nhất ở 2 miếng kim loại. Dẫn đến việc miếng lưỡng kim này sẽ bị cong hoặc là biến dạng. Điều này nó sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ cao hoặc thấp mà miếng kim loại này chịu được. Khi mà độ thông qua cơ cấu truyền động thì nó sẽ tác động lên kim đồng hồ. Và từ đó nó cho biết được nhiệt độ tương đối chính xác.
Còn đối với loại đồng hồ đo nhiệt hiển thị số. Thì sau khi tín hiệu được đưa về, nó sẽ ở dạng điện áp. Tức là, cặp nhiệt hay còn gọi là thermocouple. Điện áp sẽ được đưa và sẽ thay đổi dựa theo sự thay đổi của nhiệt độ hoặc điện trở. Khi mà tin hiệu được đưa về, nó sẽ được thông qua bộ xử lý tín hiệu. Cuối cùng, nó hiển thị chính xác nhiệt độ của vùng cần đo lên màn hình hiển thị.
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, bạn có thể xem ở dưới video:
Ưu và nhược điểm của đồng hồ đo nhiệt
Ưu điểm
- Khi sử dụng thiết bị trong hệ thống thì nó mang đến độ đo chính xác cao, sai số ít.
- Có thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng và thay thế
- Được chế tạo từ những chất liệu tốt như: inox….Nên nó có thể chịu được nhiệt độ cao, có độ bền tốt.
- Trong quá trình sử dụng thì thiết bị không bị hoen gỉ. Nhờ có khả năng chống ăn mòn hóa học tốt.
- Đa dạng về chiều dài của dải đo.Khi sử dụng đồng hồ, thì người dùng có thể lựa chọn được dải đo. Để phù hợp với hệ thống và mục đích.
- Đối với những vị trí ở xa, thì thiết bị vẫn có thể tiếp cận và đo được chính xã nhiệt độ.
- Đa dạng về mẫu mã và kích thước nên nó có tính ứng dụng cao. Và được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Nhược điểm
- Trong đồng hồ thì nó có chứa đựng một lượng thủy ngân nhất định. Nên nếu không cẩn thận làm vỡ đồng hồ. Và không may tiếp xúc với thủy ngân thì rất độc hại. Nguy hiểm với môi trường hoặc là đến sức khỏe của con người.
- Đối với dòng đồng hồ dạng chân sau. Khi mà bị tác dụng nhiệt độ trực tiếp từ đường ống thì nó tạo ra sự sai số nhiều. Khiến cho kết quả đo không đúng. Ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Phân loại đồng hồ đo nhiệt
Như đã nói trước đó, thì thiết bị này đa dạng về chủng loại và kích thước. Mỗi loại sẽ có những chức năng và môi trường hoạt động riêng. Tuy nhiên, đều là những sản phẩm có chất lượng tốt. Và đồng hồ có những loại như sau:
- Đồng hồ dạng dây
- Đồng hồ dạng chân thẳng
- Đồng hồ dạng chân sau
- Đồng hồ được chế tạo từ thân inox
- Đồng hồ dạng 3 kim
- Đồng hồ đo nhiệt độ thương hiệu Wise – Hàn Quốc
- Đồng hồ thương hiệu Wika – Đức
- Đồng hồ đo nhiệt độ Trung Quốc
- Đồng hồ đo nhiệt độ điện tử
Ứng dụng đồng hồ đo nhiệt
Với sự đa dạng về mẫu mã. Nên nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống đường ống và thiết bị công nghiệp. Và dưới đây là những ứng dụng của thiết bị trong đời sống:
- Thiết bị được sử dụng trong hệ thống dẫn nước, cấp thoát nước cho các hệ thống nhà máy sản xuất; hệ thống dân sinh, các công trình thi công…
- Ứng dụng trong các hệ thống khí hơi, lò hơi, nồi hơi, khí nén. Hoặc là những hệ thống sản xuất, sửa chữa, đồ dùng, thiết bị công nghiệp…
- Được ứng dụng trong sản xuất dầu ăn, lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm. Nhiệt độ của dầu ăn, nước, đồ ăn nhanh…Hệ thống giải khát, rượu bia,,,
- Ngoài ra, còn được sử dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác.
Cách bảo trì đồng hồ đo nhiệt
Để có thể đảm bảo được đồng hồ đo nhiệt một cách chính xác nhất, thì đầu tiên ta cần phải bảo dưỡng. Đây chính là bước quan trọng. Và ta cần bảo trì theo các bước sau:
- Để có thể đảm bảo được độ chính xác. Sau một thời gian sử dụng ta cần thay thế đồng hồ kịp thời. Để đảm bảo được các chỉ số chính xác và an toàn, đáng tin cậy.
- Theo quy định của JJG52-1999. Đây chính là thời hạn kiểm định của đồng hồ. Nói chung không quá 6 tháng. Và đồng hồ nhiệt độ này nó liên quan đến độ an toàn sản xuất không dưới 6 tháng.
- Và tùy theo các điều kiện khác nhau để có thể rút ngắn được thời hạn kiểm định. Với vị trí đo áp suất có dao động lớn thì môi chất cần sử dụng thường xuyên. Nên có độ chính xác cao, hệ số an toàn.
Những lưu ý khi chọn mua đồng hồ đo nhiệt
Để có thể lựa chọn được đồng hồ phù hợp với hệ thống của mình, thì ta cần lựa chọn theo tiêu chí sau:
-
Đơn vị đo nhiệt độ:
Cái này nó sẽ phụ thuộc vào spec của hệ thống. Mà ta lựa chọn đơn vị đo nhiệt độ cho phù hợp với nhu cầu và thông số kỹ thuật mà đường ống của bạn. Các đơn vị thông dụng thường sẽ là độ C, độ F, độ K…
-
Kích thước của mặt đồng hồ:
Nên lựa chọn kích thước phổ biến của mặt đồng hồ. Kích thước phổ biến của nó là 50, 63, 80, 100, 160 và 250mm. Cùng với đó là một dải đo nhiệt độ như nhau. Đồng hồ nào có thiết kế mặt đồng hồ càng lớn thì nó lại càng chính xác. Và tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và mức chi của đơn vị mà ta lựa chọn kích thước phù hợp.
-
Dải nhiệt độ cần đo:
Tiếp theo, ta cần lựa chọn dải đo phù hợp rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ khi đo. Dải đo này nó càng gần với áp lực đo thì độ chính xác của nó cũng càng cao. Thông thường, người ta thường lựa chọn nhiệt độ tối đa cùng với đồng hồ lớn hơn khoảng 20% so với áp lực thực tế.
-
Kiểu dáng thiết kế và cấu tạo của đồng hồ:
Tùy tình huống và theo nhu cầu, vị trí lắp đặt mà ta lựa chọn kiểu dạng thiết kế cho phù hợp nhất. Ta cần đo khoảng cách xa thì nên sử dụng đồng hồ đo dạng dậy là hợp lý và hiệu quả. Hoặc ta cần phải theo dõi liên tục với độ chính xác cao. Ta nên ưu tiên dạng đồng hồ điện tử để có kết quả được tối ưu nhất.
Ở trên là những vấn đề liên quan đến đồng hồ đo nhiệt. Hy vọng qua bài viết, có thể giúp bạn hiểu thêm được về thiết bị. Có thể thấy được đây là thiết bị giúp người dùng có thể kiểm soát được nhiệt độ trong hệ thống. Và nếu còn bạn có thắc mắc hoặc muốn mua sản phẩm. Thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline. Để nhân viên tư vấn và hỗ trợ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày tốt lành!