Khi nhắc đến thiết bị công nghiệp, thì có rất nhiều sản phẩm. Trong đó, dòng đồng hồ đo áp suất được đánh giá cao và được nhiều dùng trong ngành yêu thích. Vậy đồng hồ đo áp suất có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Phân loại của thiết bị ra sao? Nó được ứng dụng ở đâu? Để giải đáp được những thắc mắc này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất có tên tiếng Anh là Pressure Gauge. Là một thiết bị cơ học được thiết kế để có thể đo được áp suất thực tại hoặc là chân không của hệ thống chất lỏng, khí. Đây là dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Dòng đồng hồ này được lắp đặt trên đường ống để có thể theo dõi được áp lực của dòng chảy. Khi sử dụng thiết bị này trong hệ thống thì người dùng có thể kiểm soát được hệ thống và biết được nó có hoạt động ổn định hay không. Và có thể phát hiện kịp thời được sự cố tăng áp. Từ đó, đảm bảo được độ an toàn cho hệ thống.
Với sự phát triển của kỹ thuật hiện nay, thì thông số áp suất và chân không được đo một cách dễ dàng mà không cần đến những máy móc cồng kềnh khác kèm theo. Dòng sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn nên tiện lợi vỏ túi mang đi được.
Thiết bị này thì có đơn vị không phải là giờ, phút, giây mà là bar, mbar, KPa, MPa… Nên nó được ứng dụng sử dụng trong những ngành công nghiệp. Vì nhờ có bộ phận cảm biến ống bourdon, nên nó được sử dụng trong hệ thống: có khí gas, lò hơi, áp suất bồn nước…
Lịch sử của đồng hồ đo áp suất
Đây là dòng đồng hồ được phát minh ra từ rất sớm. Nên về phần lịch sử ra đời của dòng đồng hồ có nhiều giai đoạn phát triển và giai đoạn cải tiến khác nhau. Tuy nhiên, lịch sử ra đời của nó được tóm tắt như sau:
Với thiết kế đồng hồ đo áp suất phổ biến, được phát minh bởi nhà công nghiệp người Pháp Eugene Bourdon vào năm 1849. Thiết bị được sử dụng để thiết kể ống cong và làm phần tử cảm biến cảm biến áp suất. Một phần thiết kế phần tử áp suất thì ít phổ biến hơn so với đồng hồ kiểu màng ngăn hoặc đĩa. Đặc biệt, dòng nhạy cảm ở áp suất thấp hơn.
Chức năng của đồng hồ đo áp suất
- Là một thiết bị được sử dụng với mục đích là để đo đạc áp suất trong đường ống, bồn nước… Giúp người dùng có thể theo dõi được áp suất trong quá trình vận hành hệ thống.
- Giúp người dùng có thể kiểm soát được hệ thống, phát hiện vị trí xảy ra sự cố bên trong đường ống. Để nhận biết những sự cố thì ta có thể dựa vào sự tăng hoặc sụt áp bất thường.
- Khi sử dụng thiết bị trong hệ thống thì nó giúp theo dõi được trạng thái vận hành của một số thiết bị điều chỉnh áp suất như: van an toàn, van giảm áp, van thủy lực.
- Dòng đồng hồ này là một thiết bị cơ học thiết thực và là một thiết bị không thể thiếu được trong hệ thống. Vì nó bị ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của hệ thống.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất
Cấu tạo
- Thân đồng hồ: Đây là bộ phận chứa toàn bộ các thiết bị khác. Và vỏ bên ngoài của thiết bị thì được làm từ chất liệu như: thép, đồng và thép mạ crom. Hoặc đơn giản là nó được làm từ inox 304, inox 316.
- Mặt đồng hồ: Là bộ phận được làm từ thủy tinh cường lực. Để có thể chống vỡ tốt. Tránh được những môi trường có áp suất lớn, hạn chế được những hỏng hóc khi có sự ca đập. Tuy nhiên, ngoài thủy tinh cường lực ra thì nó còn được chế tạo từ nhựa.
- Mặt hiển thị: Bộ phận hiển thị này, có chức năng là kiểm hiển thị phần thông số về áp suất hoặc nó còn gọi được gọi dải đo. Với bộ phận hiển thị, thì nó giúp cho người dùng có thể dễ dàng quan sát được số liệu nhiệt trong hệ thống đường ống.
- Ống chứa áp suất: Đây là bộ phận có thể chứa đựng được chất cần đo để cho chất đó đi vào. Và ống thường được làm từ chất liệu giống với chân đồng hồ.
- Kim đo: Chính là bộ phận được gắn với động cơ bên trong, nó giúp tiếp nhận những thông tin và hiển thị kết quả đo.
- Bộ chuyển động: Bộ phận quan trọng nhất. Vì nó giúp đồng hồ có thể đo đạc được áp suất và đưa ra được số liệu cho kim đo được hoạt động.
- Chân đồng hồ: Bộ phận này thường được thiết kế theo kiểu lắp ren. Là bộ phận lắp trực tiếp hoặc là gián tiếp vào đường ống qua xypong.
Nguyên lý hoạt động
Đối với nguyên lý hoạt động của dạng đồng hồ này thì nó có 2 kiểu:
Đồng hồ áp suất kiểu cơ khí
Loại này hoạt động dựa trên nguyên lý co giãn của ông đồng. Vì áp suất của lưu chất sẽ khiến cho kim đồng hồ dịch chuyển. Khi kim quay trên mặt đồng hồ nó sẽ chia ra độ để có thể hiển thị được giá trị của áp suất.
Khi đồng hồ hoạt động thì nó nhờ vào áp suất của dòng lưu chất mà tác động lên ống đồng, làm cho ống đồng đó bị co, giãn. Với sự co giãn này thì nó sẽ tác động lên cơ cấu của bánh răng đồng hồ. Lực này nó sẽ gián tiếp cho kim đồng hồ quay, và nó sẽ có giá trị áp suất tương ứng của lưu chất. Khi mà áp suất của dòng lưu chất không đủ giãn thì kim đồng hồ nó chủ về vạch “0” nhờ có bộ phận lò xo đàn hồi.
Đồng hồ đo áp suất kiểu điện từ
Với dòng điện từ thì nó nhờ vào áp lực của lưu chất, sẽ nâng tấm màng và di chuyển phồng lên, xẹp xuống. Điều này làm di chuyển con trượt. Con trượt này khi di chuyển thì nó sẽ làm thay đổi điện trở trong mạch điện để làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện qua cuộn dây. Và nhờ vào sự thay đổi cường độ đó thì dòng điện sẽ dẫn từ trường trong cuộn dây dựa vào sự thay đổi.
Tiếp theo, vì bộ phận kim đồng hồ được làm từ chất liệu sắt nhiễm từ nên nó sẽ quay và tác dụng của lực này sẽ có từ trường sinh ra bởi cuộn dây. Cuối cùng, thì kim đồng hồ quay, cà mặt hiển thị sẽ đọc được giá trị của áp suất. Giúp cho người dùng nắm bắt được áp suất bên trong hệ thống.
Bạn có thể xem nguyên lý hoạt động tại đây:
Các loại đồng hồ đo áp suất
Đối với dòng đồng hồ này thì nó cũng khá đa dạng về chủng loại. Và mỗi thiết bị này thì đều có chức năng riêng. Và dưới đây là một số dòng sản phẩm đồng hồ đo áp suất:
Đồng hồ áp suất có dầu
Loại đồng hồ này được thiết kế với tính rung và chống sốc. Nên thiết bị này có thể sử dụng được những nơi có sự va đập, rung lắc. Nên mang lại được độ chính xác cao mà không ảnh hưởng đến công việc. Dòng đồng hồ này được sử dụng trong những ngành có hóa chất, nhà máy lọc dầu…
Đồng hồ suất không dầu
Dòng này là loại đồng hồ cơ học bình thường. Nó được dùng để đo áp suất khí, nước, chân không và áp suất cao… Dòng này thì cũng có thể sử dụng được trong những hệ thống nhà máy lọc nước, hóa chất, thủy điện, công nghệ sinh học…
Với loại này thì nó có 2 kiểu chín được kết nối là: kiểu kết nối chân đứng và kiểu kết nối chân sau.
Đồng hồ áp suất màng
Dòng đồng hồ này được cấu tạo bởi một lớp màng ngăn ở giữa ống bourdon. Cái này nó nhằm ngăn các tạp chất bám vào trong ống dẫn khí và làm nghẹt ống dẫn khí. Thiết bị này được sử dụng trong các nhà máy: đồ uống, thủy điện… Hoặc là những nơi có nguồn nước dầu, nước có tạp chất…
Đồng hồ áp suất điện tử
Là dòng đồng hồ có độ nhạy và độ chính xác rất là cao. Tuy nhiên, giá thành của nó khá đắt so với những dòng đồng hồ khác.
Loại đồng hồ này có cấy tạo cảm biến kèm theo màng lực gắn với con trở trượt trên biến trở. Áp lực này nó sẽ tác động làm di chuyển con trượt. Đồng hồ sẽ nhận tín hiệu và hiển thị được giá trị áp suất cần đo thông qua màn hình điện tử.
Một số dòng đồng hồ khác
- Đồng hồ áp suất thủy lực
- Đồng hồ áp suất khí nén
- Đồng hồ áp suất chân không
- Đồng hồ áp suất chân sau
- Đồng hồ áp suất chân đứng
- Đồng hồ đo áp suất 3 kim
Ưu điểm của đồng hồ đo áp suất
- Đồng hồ đa dạng về mẫu mã, chủng loại và có đầy đủ kích cỡ
- Có chân ren nên việc kết nối với hệ thống trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
- Được thiết kế mặt kính cường lực nên nó có độ cứng cao, chống được sự ca đập, rung lắc
- Có độ bền cao hơn. Mang đến kết quả đo chính xác, tuổi thọ của đồng hồ cao.
- Giá thành tương đối rẻ.
Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất
Như đã nói, thì thiết bị được sử dụng trong những lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là:
- Hệ thống sự dụng chất lỏng: nước sạch, nước thải, dầu, nhớt,…
- Hệ thống sử dụng khí: khí nén, khí hóa học, khí sạch…
- Những hệ thống hơi nóng: lò hơi, hệ thống sấy…
- Ứng dụng trong phòng thí nghiệm, trường học, bệnh viện…
Một số lưu ý khi lựa chọn mua đồng hồ đo áp suất
Lựa chọn dải đo phù hợp
Với dải đo của đồng thì người dùng nên lựa chọn dải đo khoảng 8 bar. Việc lựa chọn chỉ số gần sát với dải đó này, giúp cho người dùng độ chính xác cao nhất và đảm bảo được độ an toàn.
Dựa vào môi chất trong hệ thống
Với việc môi chất thì nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của đồng hồ. Với các loại lưu chất có nhiệt độ và tính ăn mòn lớn như: hóa chất, axit. Thì ta cần lựa chọn loại đồng hồ áp suất màng inox có chân inox.
Còn đối với hệ thống áp suất lò hơi, khí ga thì nên sử dụng dòng đồng hồ chân ren đồng.
Đối với những môi chất là công nghệ vi sinh, thực phẩm… Thì ta nên lựa chọn đồng hồ bắt buộc được làm từ inox. Để có thể đảm bảo cho việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Kích thước mặt đồng hồ
Ta nên lựa chọn kích thước của mặt đồng hồ dựa trên tâm lắp đặt gần hay là xa. Và với kích thước càng lớn thì chi phí càng cao. Loại có đường kính lớn hơn để có thể theo dõi chính xác được các giá trị mà ta cần đo.
Lựa chọn kiểu kết nối
Với kiểu chân đồng hồ được sản xuất dựa trên nhu cầu lắp đặt đồng hồ vào những vị trí rất đa dạng của khách. Và người dùng có thể chọn theo kiểu chân kết nối rất là quan trọng. Nên ta cần chủ yếu để tránh khỏi khi mua sản phẩm không đúng yêu cầu và không sử dụng được.
Nhiệt độ làm việc
Đây chính là thông số mà nhiều người bỏ quên. Thông số này ít quan trọng vì dòng lưu chất thông thường có nhiệt độ không quá cao. Thường là 80 độ C. Nên hầu hết các vật liệu này đều chịu được chủ yếu nhiệt độ này.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loại đồng hồ đo áp suất. Mong qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu được đồng hồ đo áp suất là gì? Ứng dụng của nó ra sao? Nếu bạn còn có thắc mắc gì hay muốn mua đồng hồ đo áp suất thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline. Để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ. Và dòng sản phẩm này bên Tuấn Hưng Phát hiện nay đang đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích thước… Vậy bạn còn chần chừ gì mà không liên hệ với chúng tôi ngay. Để được nhận ưu đãi lớn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!